Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:52

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.

Đi đầu về các công nghệ bảo mật đa lớp trên ứng dụng ngân hàng như “Mất tiền MB đền”, cảnh báo tài khoản giả mạo, xác thực sinh trắc học,… MB mới đây tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank có khả năng chủ động phát hiện và cảnh báo ngay cho khách hàng khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm độc hại xâm nhập và chiếm quyền. Công nghệ tiên tiến này tiếp tục củng cố thêm cho mục tiêu “bảo vệ ví tiền” của ngân hàng này.

Khi sự phát triển công nghệ ứng dụng đi cùng với rủi ro lớn tài chính

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2023 có gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng, trong đó, 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính.

Chị Nga (Đà Nẵng) vẫn bàng hoàng khi kể lại việc bị mất hơn 100 triệu chỉ vì tải 1 ứng dụng lạ: “Người quen mình bị hack tài khoản, và có nhắn mình để bình chọn cho cuộc thi ở công ty. Vì bạn bè lâu năm tin tưởng nhau, nên mình cũng ấn vào và được yêu cầu tải ứng dụng đặc biệt để bình chọn, mà không biết ứng dụng đó đã được cấp quyền truy cập thiết bị ở mức cao (bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân, đọc tin nhắn chứa mã OTP...) và trong đêm chuyển đi 1 loạt giao dịch, kết quả mất trắng hơn 100 triệu mà không hay biết.”

Cùng chia sẻ, anh Minh (Cần Thơ) cũng thể hiện sự bất an với vấn đề ăn cắp dữ liệu quá tinh vi: “Anh trai mình vừa ra phường hỏi thủ tục định danh cá nhân mức 2 thì khoảng 15 phút sau đã có cuộc điện thoại gọi đến tự xưng là cán bộ phường và nói thủ tục còn thiếu bước xác nhận. Biết tâm lý người dân ngại đi lại nhiều lần nên họ gửi đường link qua tin nhắn hoặc các ứng dụng chat trực tuyến (như Zalo, Facebook...), hướng dẫn truy cập vào liên kết để cài đặt phần mềm VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật. Ngay sau khi truy cập vào đó và khai báo đầy đủ thông tin, thực hiện làm theo các bước từ việc chụp ảnh giấy tờ tùy thân, quay video có ghi hình, quét QR để xác nhận thông tin, nhập mã số giống với mã PIN của ngân hàng …chỉ 1 vài phút sau khi hoàn thành thao tác theo hướng dẫn là anh trai minh đã bị tất toán luôn sổ tiết kiệm 370 triệu đồng và tiền cũng được chuyển ngay lập tức sau đó.

Một câu chuyện gần đây của chị An nhân viên văn phòng ở Hà Nội cũng bức xúc kể lại: “Lòng tốt của tôi đặt sai chỗ nên tôi đã bị mất toàn bộ tiền trong tài khoản”. Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 12h khi tôi đang đi ăn trưa với đồng nghiệp thì shipper gọi điện thoại bảo giao hàng với phí ship 20,000 đồng. Shipper gửi tôi 1 mã QR để tôi chuyển khoản phí ship hàng. 3 phút sau khi tôi vừa chuyển tiền, shipper lại gọi tới, “Chị ơi thôi chết em nhầm mã rồi, mã lúc nãy em gửi chị là xác nhận mở thẻ gói dịch vụ ship hàng 1 năm của công ty em trị giá 24 triệu đồng, mỗi tháng sẽ tự động trừ tài khoản của chị 2 triệu đó ạ”. Tôi dãy nảy lên và yêu cầu Shipper hủy thẻ. Shipper nói chị thương em thêm lần này chị hủy hộ em với vì em không hủy được, nếu không hủy sau 30 phút là công ty bắt em phải đền bù. Nghĩ cũng tội cho cậu bé shipper nên tôi đã từng bước một làm theo hướng dẫn hủy thẻ của cậu bé đó. Vậy là từ bước chủ động chuyển tiền shipper tôi thành bị động hủy gói dịch vụ mà không hề biết rằng tất cả các bước đang thực hiện theo hướng dẫn của cậu bé đó trên zalo là đang xác thực giao dịch chuyển khoản số tiền 23 triệu trong tài khoản của tôi đi ngay sau đó. Cuộc điện thoại vừa dứt là lúc tôi tỉnh ngộ và nhìn thấy tin nhắn biến động số dư ngân hàng gửi tới. Tôi vô cùng bức xúc khi ngày nay người dân đang phải đổi diện với đủ các chiêu trò lừa đảo, chúng tôi làm theo là mất tiền oan.

Các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, không chỉ dừng lại ở việc lấy cắp dữ liệu cá nhân, tài chính thông qua các nền tảng giả mạo khác, mà kẻ gian thậm chí cài đặt trực tiếp mã độc vào điện thoại khách hàng để chiếm quyền kiểm soát hoặc sao chép dữ liệu song song. Điểm đáng lo của các trường hợp này là nhiều khách hàng đã vô tình cài đặt các ứng dụng lạ mà không hề hay biết. Các phần mềm này thường dẫn đến lộ lọt thông tin như tài khoản truy cập, mật khẩu, OTP thậm chí còn được cấp quyền theo dõi hành vi, vị trí địa lý của Khách hàng..

App MBBank chủ động phát hiện các mã độc, ứng dụng độc hại có dấu hiệu chiếm quyền điện thoại của người dùng

Ngay từ năm 2017, khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số, MB nhận thức rõ ràng về thách thức kép: số hóa dịch vụ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Mỗi năm, ngân hàng chi hơn 1000 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng công nghệ, xây dựng một hệ thống có khả năng phân tích hành vi khách hàng chính xác, phát hiện giao dịch bất thường và đảm bảo giao dịch thông suốt. Ngân hàng cũng bắt tay với những đối tác công nghệ hàng đầu thế giới để mang những gói giải pháp tiên tiến nhất để bảo vệ khách hàng.

Mới đây, MB đã cho ra mắt bộ giải pháp App Protection trên App MBBank, được thiết kế như một lớp bảo vệ tiên tiến nhất trong hệ thống an ninh của các ngân hàng hiện nay. Nếu điện thoại của khách hàng bị nhiễm mã độc hoặc bị cài phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, có khả năng bị chiếm quyền điều khiển từ xa, khi mở ứng dụng Ngân hàng, App MBBank sẽ nhận diện, dừng giao dịch và thông báo ngay cho khách hàng. Trong trường hợp phát hiện rủi ro cao, App sẽ tự động thoát khỏi ứng dụng và thông báo đến khách hàng cách xử lý tiếp theo để ngăn chặn nguy cơ mất tiền trên tài khoản.

Cụ thể, khi mở App MBBank, hệ thống sẽ tự động quét và kiểm tra môi trường. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào, một cảnh báo sẽ ngay lập tức được gửi đến khách hàng, tối ưu an toàn cho người dùng trước khi thực hiện các thao tác có sử dụng dữ liệu cá nhân khác.

Bộ giải pháp phát hiện phần mềm độc hại chiếm quyền điện thoại trên App MBBank.

Bên cạnh App Protection, với mục tiêu đặt sự an toàn giao dịch của khách hàng lên hàng đầu, MB cũng luôn cải tiến các lớp phòng vệ vững chắc cho từng giao dịch như mật khẩu, D-OTP, công nghệ xác thực sinh trắc học, cảnh báo tài khoản lừa đảo dựa vào thông tin do Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) cung cấp.

An toàn – bảo mật là mục tiêu hàng đầu của MB trên hành trình chinh phục hơn 30 triệu khách hàng, là yếu tố cốt lõi để thành công trong kỷ nguyên số, mang đến cho khách hàng không chỉ sự an tâm, được bảo vệ từ hệ thống an ninh tiên tiến mà còn là một phần của tương lai tài chính số hóa, an toàn và bền vững.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: ngành Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu