Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chè hoa vàng - báu vật trên đất Quế Phong

Từ một loài cây mọc tự nhiên trên đồi núi, cây chè hoa vàng đã được người dân huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An bảo tồn và phát triển, phục vụ cho bào chế dược liệu, mở ra hướng làm giàu mới cho người dân…
Chè hoa vàng - báu vật trên đất Quế Phong
Ông Sinh chăm sóc cây chè hoa vàng

Băng rừng tìm chè

Có mặt tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, chúng tôi được một cán bộ xã đưa xuống bản Hủa Na 1. Khó có thể nhận ra đây là bản tái định cư mới được xây dựng 5 năm, ngoại trừ một vài ngôi nhà xây đặc trưng của dự án, bởi xung quanh bản đã được phủ một màu xanh mướt của cây cối. Đặc biệt ở đây có ông Lô Văn Sinh – chủ một vườn chè hoa vàng “độc nhất vô nhị” với hơn 1.000 gốc. Vườn chè của ông Sinh nằm cách nhà khoảng 500 mét, là khu đất ông tự khai hoang khi di dân tái định cư cách đây 5 năm.

Theo tiếng Thái, chè hoa vàng được gọi là cỏ tắp quái, một loại cây thân gỗ nhỏ cao từ 2 - 5 mét. Năm 2012, cây chè hoa vàng được phát hiện và công bố những thông tin giá trị, đặc biệt nhất là nó có chứa hơn 400 thành phần dinh dưỡng, là loại dược liệu quý. Hiện nay, trên thị trường giá của 1kg chè hoa vàng khô từ 2 - 3 triệu đồng, còn loại đã qua chế biến có thể lên đến 12 triệu đồng.

Là cựu chiến binh chiến trường Campuchia, năm 2012 gia đình ông Sinh cùng 46 hộ trong bản được đưa đi tái định cư để xây dựng Thủy điện Hủa Na, đây cũng là lúc thông tin về cây chè hoa vàng được công bố. Ông không ngờ cái cây thấp lè tè có hoa vàng ánh kim mà mình đi rừng hay gặp lại có giá trị đến thế. Thế rồi, cứ mỗi khi rảnh rỗi, ông lại vào rừng, lùng tìm những cây chè con đem về trồng, ròng rã 5 năm, không ngừng nghỉ. Để có cây con, ông Sinh phải lặn lội vào rừng sâu để tìm, mỗi chuyến cả ngày trời, có khi đi mấy ngày. Khi rừng gần hiếm cây con, ông lại lặn lội đến những cánh rừng xa, trèo lên cả đỉnh Pù Noóc Ngùa (núi U Bò) – một đỉnh núi cao nhất ở Thông Thụ để tìm chè. Cứ thế, đào được cây nào về trồng cây ấy, đến nay vườn chè của ông đã có hơn 1.000 gốc và từ năm ngoái đã cho lứa hoa đầu tiên.

Lo bảo tồn nguồn gen quý

Sau khi công bố giá trị của cây chè hoa vàng, các xã có cây chè này cũng đang tích cực vận động người dân bảo vệ và phát triển loại cây này Anh Lô Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết: Nhằm bảo tồn và phát triển cây chè hoa vàng, xã đã tổ chức cho người dân ký cam kết không phá hoại cây chè hoa vàng, coi đây là cây đặc sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương. Tại xã Đồng Văn, Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng tại khu vực lòng hồ Thủy điện Hủa Na. Đây được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cây giống để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là việc mở rộng diện tích để trồng chè hoa vàng.

Trước giá trị kinh tế của cây chè hoa vàng, năm 2016, UBND huyện Quế Phong đã xây dựng Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có cây chè hoa vàng. Mục tiêu của huyện là đến năm 2020 trồng được 5 héc-ta cây chè hoa vàng. Riêng năm 2017, mục tiêu trồng được 1héc-ta, đến nay đã trồng được 0,5 héc-ta cây chè hoa vàng. Điều này cho thấy, để phát triển được cây chè hoa vàng không phải là việc làm đơn giản. Chưa kể mới đây có tình trạng thương lái vào thu mua thân, rễ, lá chè hoa vàng với giá cao đã gây ra những bất ổn, ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn của huyện.

Ông Lang Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Trước thông tin tại một số xã xảy ra hiện tượng người dân vào rừng đào gốc, chặt cây chè hoa vàng để bán cho thương lái, huyện đã phải làm công văn hỏa tốc yêu cầu các xã, các chủ rừng và đơn vị liên quan phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vào rừng đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng để bán. Giao cho các xã kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các đối tượng mua bán gốc, cây chè hoa vàng để nhắc nhở, xử lý nghiêm. Đồng thời, họp tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động