Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xây dựng thương hiệu nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu: Tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Khó từ thương hiệu cấp quốc gia

Theo định hướng của Chính phủ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với định hướng các trục hàng nông sản chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 xác định 13 mặt hàng nông nghiệp chủ lực quốc gia, bao gồm: Gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường
Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường

Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT, hiện mới chỉ có 2 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam gồm: nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra... vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Với chứng nhận “Gạo Việt Nam”, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, thực hiện theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được Nhãn hiệu chứng nhận gạo, ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo tại Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018.

Ngày 9/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu và có hiệu lực trong 10 năm. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nộp hồ sơ để đăng ký quốc tế nhãn hiệu chứng nhận “GẠO VIỆT NAM/ VIETNAM RICE” vào hơn 100 quốc gia theo Hệ thống Madrid, hồ sơ đã được chuyển tới Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Kết quả, đã có 21 quốc gia công nhận Nhãn hiệu Gạo Việt Nam dưới hình thức Nhãn hiệu thông thường và Nhãn hiệu chứng nhận.

Mặc dù, quá trình từ xây dựng, đăng ký một nhãn hiệu đến xây dựng, phát triển thành thương hiệu uy tín, nổi tiếng cần nhiều thời gian, đầu tư về nhân lực, vật lực với quá trình bền bỉ, tích cực của chủ thể và các bên liên quan. Tuy nhiên, từ năm 2018, công bố Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE đã gặp một số khó khăn dẫn đến việc chậm triển khai.

Thứ nhất, về việc quản lý, triển khai sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 2/5/2018 về Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo Quy chế này, chương II, Điều 7 và 8 đã có quy định về các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với các loại gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng. Theo quy định, việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn hay tiêu chuẩn về nông sản nói chung và gạo quốc gia nói riêng cần có Hội đồng gồm các chuyên gia đánh giá, thẩm định các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế - xã hội,…. để đảm bảo xác định rõ yêu cầu lý thuyết và thực tế cho việc xây dựng một tiêu chuẩn/quy chuẩn.

Tuy nhiên, riêng đối với nội dung liên quan đến rà soát thủ tục hành chính, ngày 16/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5722/VPCP-KSTT cho rằng việc quy định thủ tục chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1499 nói trên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chứa thủ tục hành chính và chưa đảm bảo các tiêu chí quy định thủ tục hành chính để thực hiện (căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính).

Vì vậy, việc triển khai, sử dụng Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” tại thị trường trong nước đến nay vẫn chưa thực hiện được. Mặt khác, do Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên chưa giao đơn vị quản lý sử dụng để triển khai cấp thủ tục sử dụng Nhãn hiệu Gạo.

Thứ hai, Nhãn hiệu “GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE” hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sơ hữu. Trong thời gian từ năm 2019 - 2021, đã có một số ý kiến về việc chuyển thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu/quyền quản lý sử dụng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ Khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định: cơ quan/tổ chức quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm, không tiến hành sản xuất kinh doanh.... Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE sang cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam quản lý, sử dụng cần phải tiến hành sửa đổi Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo đó cần bổ sung chức năng kiểm soát, chứng nhận sản phẩm trong Điều lệ hoạt động của Hiệp hội.

Do đó, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE, cần trình Chính phủ một văn bản về quy phạm pháp luật đối với việc sử dụng và quản lý sử dụng Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và các luật, văn bản pháp lý liên quan, các quy định về đăng ký nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận) và chỉ dẫn địa lý khá rõ ràng, đầy đủ.

Có thể thấy các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý về lúa gạo của các địa phương, doanh nghiệp cần phải bảo đảm tất cả các yêu cầu về mặt pháp lý và kỹ thuật để đảm bảo không trùng lắp/xung đột với một nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đã đăng ký. Trên thực tế, khá nhiều nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý nông sản được đăng ký thành công và theo đó, được pháp luật bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm nhãn hiệu như làm giả, làm nhái hàng nông sản tương tự.

Tuy nhiên, sau đó công tác đầu tư phát triển những nhãn hiệu đó thành thương hiệu làm chưa tốt, chưa đầy đủ do thiếu hụt về các nguồn lực, nhân lực về thương hiệu vừa yếu và thiếu, dẫn đến việc quảng bá, truyền thông nhiều thương hiệu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ đến người tiêu dùng và các kênh phân phối, bán buôn, bán lẻ.

Do đó, cần nghiêm túc xem xét việc các chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đúng và đầy đủ quy trình chưa. Và quan trong nhất là công tác đầu tư phát triển các nhãn hiệu đó thành thương hiệu nông sản uy tín, nổi tiếng trong tâm trí người tiêu dùng cũng như tại các kênh phân phối, thương mại.

Đến thương hiệu cấp địa phương, doanh nghiệp

Trong khi đó, ở câp độ doanh nghiệp, khóa học bảo vệ thương hiệu gạo ST25 của Anh hùng lao động Hồ Quang Cua cũng rất gian nan và tốn kém. Theo ông Hồ Quang Cua, sau khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, suốt 4 năm vừa qua, doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí) liên tục phải ứng phó với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên khắp thế giới, cũng như trong nước.

gạo ST25 của Việt Nam sẽ vẫn còn hấp dẫn
Gạo ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới

Ông Hồ Quang Cua chia sẻ, sau nửa năm ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới, một công ty ở Mỹ đăng ký độc quyền thương hiệu ST25. Nếu không chặn được động thái đó, có nghĩa từ Mỹ họ sẽ bảo hộ lan ra các nước khác, xem như ST25 của Việt Nam khó có cơ hội xuất hiện trên thương trường gạo thế giới.

Cũng theo ông Hồ Quang Cua, dưới sự hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phải đến tháng 9/2022 - tức 28 tháng từ khi họ đăng ký đến khi bị khóa hồ sơ, đó là khoảng thời gian chúng tôi phải kiên nhẫn, làm việc với luật sư quốc tế, các bên liên quan... Có tổng cộng 35 đơn đăng ký bảo hộ độc quyền từ khóa ST25, trong đó Mỹ có 11 đơn, Australia 7 đơn, Việt Nam 17 đơn. Họ không phải làm thương hiệu gạo mà họ muốn bảo hộ độc quyền chữ ST25 để bán lại.

Cuối tháng 12/2023, “cuộc chiến” mới khép lại khi nhãn hiệu ST25 chính thức được công nhận ở Mỹ (trước đó được công nhận ở Anh, EU, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Australia, Việt Nam…). Giờ đây, bất kỳ doanh nghiệp nào của Việt Nam đăng ký sản phẩm gạo ST25 dưới tên của doanh nghiệp mình đều được bảo hộ ở Mỹ.

Trở lại với câu chuyện thương hiệu gạo ST25, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho rằng, bản thân đã nhận được bài học xương máu. Nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE xây dựng năm 2018, đến năm 2020 được công nhận bảo hộ. Rất muốn áp dụng cho gạo ST25 để ra thế giới, nhưng vướng nhiều thứ, nên tới nay vẫn chưa làm được. “Đó là một sự đau xót, bỏ phí thương hiệu, trong khi các doanh nghiệp chạy tới chạy lui để quảng bá thương hiệu của mình” – ông Trần Thanh Nam nói thêm.

Trong khi đó, về kết quả xây dựng thương hiệu vùng/miền/địa phương mà cụ thể ở đây là việc xây dựng và phát triển sản phẩm chỉ dẫn địa lý, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện cả nước có 130 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó có 13 chỉ dẫn địa lý nước ngoài, và 117 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại châu Âu theo các quy định chặt chẽ của châu Âu. Hiện có 39 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo cơ chế của Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), 03 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Thái Lan (chè Shan Tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, quế Văn Yên) và 02 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại thị trường Nhật Bản (vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận).

Dù đã có những kết quả bước đầu nhưng sự thiếu vắng khung chính sách chung ở cấp độ quốc gia nên việc quản lý chỉ dẫn địa lý được giao về các địa phương, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc ban hành các văn bản quản lý giữa các địa phương.

Mặc dù Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ thể, nhưng các mô hình tổ chức quản lý rất đa dạng, 65,7% số chỉ dẫn địa lý được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, còn lại là do các UBND huyện/thị xã/thành phố hoặc Hội quản lý. Quy định về hệ thống kiểm soát chỉ thể hiện ở trên văn bản, chưa được áp dụng vào thực tiễn do chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của sản phẩm, thiếu nguồn lực (tài chính, con người) để tổ chức vận hành, thiếu sự tham gia các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp vào hoạt động kiểm soát.

Trong khi đó, vai trò và năng lực của các tổ chức tập thể còn hạn chế, chưa đủ năng lực để tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý các chỉ dẫn địa lý, dẫn đến việc triển khai các mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhiều mô hình không thể vận hành trên thực tế, mới triển khai được hoạt động trao quyền sử dụng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên cao cấp Bộ môn Quản trị Thương hiệu (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại), xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là việc làm của doanh nghiệp, không phải của cơ quan chức năng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì phải chủ động trong việc phát triển, nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhưng để giúp doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường, giúp tạo danh tiếng uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia thì các cơ quan chức năng lại đóng vai trò quan trọng.

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, khẩn trưởng khắc phục các hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra…
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Mỹ, Trung quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 với kim ngạch đạt 207,7 tỷ USD.
Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế đã thu về 177 triệu USD.
Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo thu về trên 3,8 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
“Nghề Chủ Chốt”: Kỳ tích 33 tấn sầu riêng được bán trong 1 phiên LIVE

“Nghề Chủ Chốt”: Kỳ tích 33 tấn sầu riêng được bán trong 1 phiên LIVE

Trong tập 5 của ''Nghề Chủ Chốt'', Hằng Du Mục và cả ê-kíp kiên trì tìm kiếm sản phẩm và thành công với phiên LIVE ấn tượng với 33 tấn sầu riêng.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 68,7 nghìn tấn, trị giá 268,4 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

VPSA cho hay, tháng 8/2024, Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, đạt 736 tấn, tăng 808,6% so với tháng trước.
Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam

Chiều 6/9, TP. Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban triển khai công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam năm 2024.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

Tháng 8, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ phá kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với lượng xuất khẩu đạt 8.474 tấn, tăng 43,3% so với tháng 7, chiếm 43,7% thị phần.
Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Từ ngày 11 đến 12/9 tới, đoàn công tác của Trung Quốc sẽ sang kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tạm dừng hoạt động kinh doanh tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa

Tạm dừng hoạt động kinh doanh tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa

Ban Quản lý chợ Đà Lạt ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh của 368 quầy, sạp tại tầng trệt, Khu A chợ Đà Lạt để nâng cấp, sửa chữa đến tháng 1/2025.
Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Nhiều các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tham gia trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%; xuất siêu 19,07 tỷ USD.
Tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc đã được tổ chức.
Tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá tháp điện gió từ Trung Quốc

Tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá tháp điện gió từ Trung Quốc

Phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc đã được tổ chức.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lễ hội trái cây diễn ra vào cuối tháng 9, hứa hẹn là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động