Bài 1: Căng mình đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải Bài 2: Tăng cường công tác phối hợp quản lý vận hành lưới điện truyền tải |
Truyền tải điện Đắk Nông đang quản lý vận hành hơn 537 km đường dây 220kV - 500kV trải dài trên địa bàn tỉnh, phần lớn đi qua các vị trí đồi núi, hiểm trở, nhiều vực sâu, với 2 trạm biết áp tổng dung lượng 1.600 MVA.
Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Giám đốc Truyền tải điện Đắk Nông cho biết: "UAV gắn camera cảm biến nhiệt có thể quan sát đối tượng kiểm tra ở khoảng cách gần nên kết quả kiểm tra rất tin cậy, đặc biệt là đối với các vị trí bị khuất, khó tiếp cận bằng cách đo đứng dưới mặt đất, hoặc không có vị trí đo thuận lợi.
Điều khiển UAV gắn camera cảm biến nhiệt phân tích kết quả và ghi hình tại hiện trường. Ảnh: H.T |
Với việc ứng dụng UAV gắn camera cảm biến nhiệt, đơn vị đã phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát nhiệt cao. Qua đó lập kế hoạch, theo dõi, thay thế, ngăn chăn kịp thời nguy cơ gây sự cố lưới điện truyền tải do đứt dây, gãy sứ, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục.
"Việc ứng dụng UAV gắn camera cảm biến nhiệt còn giúp cho công nhân nhanh chóng tiếp cận phần tử cần kiểm tra, rút ngắn thời gian kiểm tra nâng cao năng suất lao động", ông Nguyễn Hùng Cường cho biết, đường dây truyền tải vận hành lâu năm, lại thường xuyên vận hành đầy tải hoặc quá tải là mối đe dọa rất lớn cho sự vận hành ổn định của hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.
Trong năm 2023, với việc ứng dụng UAV gắn camera cảm biến nhiệt, Truyền tải điện Đắk Nông đã phát hiện và xử lý kịp thời 2 điểm tiếp xúc tai lèo của đường dây 220kV Đắk Hòa – Đắk Nông; 3 chuỗi cách điện Composite đường dây 500V Pleiku 2 – Chơn Thành và 5 chuỗi cách điện Composite đường dây 500V Pleiku – Đắk Nông có hiện tượng phát nhiệt cao.
Ngoài việc sử dụng UAV gắn camera cảm biến nhiệt, các đơn vị thành viên của Truyền tải điện 3 cũng đã lắp đặt hệ thống camera AI tại nhiều vị trí xung yếu, qua đó tiết kiệm nhiều nhân lực, nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát.
Đơn cử tại Truyền tải điện Phú Yên đã lắp đặt camera xử lý hình ảnh bằng AI trên đỉnh cột đường dây tại một số vị trí đặc biệt. Ông Trần Đình Thọ, Phó Giám đốc Truyền tải điện Phú Yên cho hay, đơn vị đã tích cực chú trọng vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý vận hành, qua đó tiết kiệm gần một nửa thời gian, nhân công so với kiểm tra phương pháp thủ công, thiết thực nâng cao hiệu quả và tăng năng suất lao động.
Công nhân Truyền tải Điện Phú Yên lắp đặt camera giám sát an toàn tại các vị trí giao chéo với đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: H.T |
Tại Trạm biến áp 220kV Tuy Hòa, đơn vị đang áp dụng hệ thống quản lý bằng thiết bị thông minh, cùng với sử dụng sổ nhật ký vận hành điện tử trên hệ thống PMIS, loại bỏ hoàn toàn các loại sổ giấy, tiết kiệm chi phí, không gian lưu trữ, tối ưu hóa sự tương tác giữa người vận hành, kiểm tra trực tiếp và các bộ phận quản lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thiết bị.
Ngoài ra, Truyền tải điện Phú Yên đã đưa vào ứng dụng các phần mềm dùng chung trong quản trị doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) như toàn bộ văn bản đều được ký số và chuyển theo đường D-Office; các phần mềm trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý sửa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên, quản lý tài sản,….
"Các văn bản, tài liệu hầu hết đã được scan và lưu trữ ở dạng file mềm, góp phần giảm các báo cáo liên quan đến thống kê dữ liệu, giảm thiểu sổ sách, giấy tờ lưu trữ bản cứng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, truy cập khi sử dụng, mang lại nhiều hiệu quả trong công việc", ông Trần Đình Thọ thông tin.
Hệ thống camera giám sát an ninh tại Trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối. Ảnh: Đức Thảo |
Chia sẻ với phóng viên Vuasanca , ông Đinh Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) cho biết: Toàn đơn vị xác định ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào quản lý vận hành, đầu tư xây dựng có ý nghĩa quyết định.
Vì vậy, thời gian qua PTC3 đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đảm bảo dữ liệu đúng, đầy đủ trên hệ thống. Hoàn thành chuyển đổi các TBA 220kV sang chế độ không người trực theo kế hoạch; Ứng dụng AI trong công nghệ xử lý và nhận diện hình ảnh; Dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xác, sẵn sàng cho việc ứng dụng các công nghệ Big data, AI; Ứng dụng thiết bị bay UAV trong công tác quản lý vận hành đường dây, lắp đặt camera sử dụng năng lượng mặt trời tại các vị trí xung yếu đường dây truyền tải, bản đồ địa lý GIS... đặc biệt đối với các đường dây thường xuyên vận hành đầy tải, quá tải đã ứng dụng các thiết bị bay UAV có trang bị camera nhiệt có khả năng soi phát nhiệt trong quản lý vận hành các đường dây này.
Sử dụng máy đo phát nhiệt kiểm tra nhiệt độ của đường dây và thiết bị trạm biến áp, nhằm phòng quá tải, nhất là vào mùa nắng nóng. Ảnh: Đức Thảo |
Phong trào nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ luôn được chú trọng, trong đó một số đề tài do PTC3 tự nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi như: Đề tài khoa học vệ sinh các điện bằng nước áp lực cao; đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh...
"PTC3 đặt mục tiêu cung cấp điện an toàn liên tục lên trên hết; luôn ý thức cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà EVNNPT, EVN giao", ông Đinh Văn Cường khẳng định.