Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:53
Bà Rịa – Vũng Tàu:

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.

Ngày 11/10, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội thảo “Chính sách và mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển theo Luật Bảo vệ môi trường 2020”.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và đại diện của nhiều địa phương.

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định, trong những năm qua, nhiều địa phương ở nước ta đã nhận thức được những giá trị, lợi ích từ bảo vệ môi trường, từ tái chế chất thải nên đã thực hiện nhiều mô hình phân loại chất thải tại nguồn, đồng thời có những giải pháp để tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tái chế từ chất thải.

Tuy nhiên, mỗi ngày cả nước phát sinh trên 60.000 tấn chất thải sinh hoạt, nhưng chỉ có khoảng 15% lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng. Số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt tiêu hủy thông thường.

Nhiều hòn đảo lớn như Phú Quốc, Nam Du, Lý Sơn, Côn Đảo… đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, số khác thì bị ảnh hưởng bởi rác thải sinh hoạt.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, áp dụng chậm nhất là từ ngày 1/1/2025. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về việc phân loại rác tại nguồn, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của từng địa phương. Do đó, để mục tiêu phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đi vào cuộc sống thiết thực, phải có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa quy định phân loại rác tại nguồn bắt buộc phải thực hiện (từ 1/1/2025). Tiếp cận thực hiện các chính sách về môi trường, cụ thể là phân loại rác tại nguồn dựa vào cộng đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn tại trụ sở làm việc. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Phạm Quốc Đăng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, năm 2023, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị và nông thôn phát sinh khoảng 421.575 tấn, trung bình khoảng 1.170 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý (đạt tỷ lệ 99%); nông thôn được thu gom, xử lý (đạt tỷ lệ 90%).

Hiện nay, tỉnh có 1 khu chôn lấp hợp vệ sinh của Công ty TNHH KBEC Vina tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Riêng lượng rác tại huyện Côn Đảo được thu gom, lưu giữ tại Bãi Nhát, tỉnh đã lựa chọn Công ty CP đầu tư Kim Trường Phát đầu tư hoàn thành 2 lò đốt rác (1 lò công suất khoảng 13 tấn/ngày; 1 lò công suất khoảng 80 tấn/ngày) và chờ hoàn tất các thủ tục để đi vào hoạt động trong quý IV/2024.

Ngoài ra, địa phương đang tập trung hoàn tất các thủ tục để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt, phát điện trong Khu xử lý chất thải tập trung tại xã Tóc Tiên (công suất xử lý 1.000 tấn/ngày, phát điện 20MW) và dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại huyện Côn Đảo (công suất giai đoạn đến năm 2030 là 36 tấn/ngày, đến năm 2040 là 50 tấn/ngày và dự kiến đến năm 2045 là 66 tấn/ngày).

Tỉnh cũng đôn đốc, yêu cầu Công ty Cổ phần môi trường xanh Bảo Ngọc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Nhà máy xử lý CTRSH và chế biến phân compost Tân Thành công suất 500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên.

Theo các chuyên gia, cần nhân rộng phong trào dọn chất thải rắn sinh hoạt ở bờ biển tại các địa phương. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Từ nghiên cứu thực tế ở các bãi biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Nguyễn Khoa Huy - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nhận xét, ở các bãi biển của địa phương này đang phải đối mặt với những vấn nạn mới, nghiêm trọng nhất đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là nạn chất thải rắn sinh hoạt ở bờ biển. Tại các bãi biển có nhiều dịch vụ kinh doanh du lịch được dân địa phương lập ra một cách tự phát, không tuân thủ quy định về môi trường; trên bờ biển cũng không có thùng rác công cộng; cộng thêm sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân địa phương và khách du lịch đã khiến nơi đây nhanh chóng trở thành một “túi rác” khổng lồ.

Theo TS. Nguyễn Khoa Huy, nguyên nhân là do nhiều bãi biển chưa được địa phương quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí chưa thể phân bổ đầu tư cho tất cả các mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ven biển. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, phân cấp phân quyền chưa rõ ràng và ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao.

TS. Nguyễn Khoa Huy cho rằng, để cơ bản nhằm giải quyết tình trạng chất thải rắn sinh hoạt ở các bãi biển của tỉnh Thừa Thiên Huế cần hạn chế, tiến tới loại bỏ chất thải rắn sinh hoạt, nhất là túi nilon; quan tâm hơn đến các phong trào dọn chất thải rắn sinh hoạt ở bờ biển; Có phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở bờ biển hiệu quả và nâng cao nhận thức cho người dân.

“Trong các phương pháp, phương pháp truyền thống và đơn giản nhất là chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. So với các phương pháp khác thì phương pháp này có tính khả quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế vì chi phí thấp. Tuy nhiên việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải đúng quy trình”, TS. Nguyễn Khoa Huy nêu ý kiến.

Tại Hội thảo, các đại biểu, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, chia sẻ về một số mô hình, giải pháp, kinh nghiệm của các địa phương trên cả nước trong thực hiện chính sách, quy định phân loại rác tại nguồn. Trong đó, có nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được đưa ra tại hội thảo là tiền đề cho việc thực hiện hiệu quả chỉnh sách phân loại rác tại nguồn trong thời gian tới.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: chất thải rắn sinh hoạt

Tin cùng chuyên mục

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản