Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm thực phẩm, trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, phối hợp các nước trong kiểm tra tại nguồn; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Covid-19.
Sở Công Thương Lai Châu: Xử lý nghiêm việc nhập lậu, kinh doanh thực phẩm giả

Kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nghẽn

Trong công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, việc duy trì được mạng lưới triển khai hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ngành Công Thương từ cấp Bộ đến địa phương, thực hiện đầy đủ công tác báo cáo định kỳ tới Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP và phối hợp liên ngành chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đã giúp Bộ Công Thương kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc của các cơ quan quản lý ATTP tại địa phương và các tổ chức/cá nhân có liên quan trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh Covid 19 và duy trì phát triển sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương thành lập kiểm tra tại các địa phương

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiếp tục được hoàn thiện để triển khai hiệu quả công tác quản lý ATTP. Việc Bộ chủ động, phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa thường xuyên cũng như theo chuyên đề, lĩnh vực các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, đúng tiến độ cũng góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, với việc đẩy mạnh, tăng cường về số lượng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện thường xuyên liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân đảm bảo ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc tránh nhiệm được phân công quản lý.

Đặc biệt, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vi phạm pháp luật trong ATTP, có tác dụng răn đe, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về ATTP. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, đã kết hợp tuyên truyền tại chỗ, hướng dẫn các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP.

Công tác quản lý địa bàn, theo dõi số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trên địa bàn luôn được lực lượng quản lý thị trường địa phương chú trọng, phân công công chức giám sát, quản lý địa bàn, thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình tăng hoặc giảm số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để từ đó đề ra các phương án kiểm tra, kiểm soát phù hợp với đặc thù của từng địa phương, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.

Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng lên do đó trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục các chất phụ gia được phép trong bảo quản, chế biến thực phẩm đã giảm; nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc kinh doanh hàng hoá kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các siêu thị, trung tâm thương mại đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như thực hiện các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, khám sức khỏe cho người lao động, cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm, sắp xếp, bảo quản hàng hóa.

Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh, một số ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh bình thường. Các ngành như du lịch, giải trí, ăn uống…mặc dù đã được nới lỏng nhưng vẫn chưa được phục hồi như trước, còn hoạt động dè chừng, do vậy việc kiểm tra, kiểm soát về ATTP trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn nhiều khó khăn.

Kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị giành cho công tác tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo ATTP (đặc biệt là các động vật mang dịch bệnh, hàng hoá không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sức khoẻ, môi sinh, môi trường...); tiêu hủy thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng sau thanh tra, phát hiện xử lý còn thiếu gây ra nhiều khó khăn cho công tác tiêu hủy, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương tại một số địa phương biến động, không đồng nhất. Mặc dù đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, việc chuẩn đến địa phương chậm. Bản thân người tiêu dùng chưa nâng cao ý thức trong hoạt động mua bán thực phẩm, ý thức tố giác tội phạm còn e dè đã nhiều khi tiếp tay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đúng theo quy định của pháp luật.

Chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất

Trong năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về ATTP với công tác quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường, bình ổn thị trường, cân đối cung cầu, nâng cao năng suất chất lượng ngành Công Thương và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống tốt dịch bệnh Covid-19 vừa duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm
Cơ quan chức năng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo ATTP, hài hòa với các chuẩn mực quốc tế; tiếp tục thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu và tính chi phí tuân thủ, rà soát, đánh giá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên hệ thống phần mềm Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ theo phạm vị chức năng được phân công.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai diện rộng Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BCT ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương giữa Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định phục vụ quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP. Thông qua các phương tiện truyền thông kịp thời đưa tin tình hình kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của luật pháp cũng như phê phán nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan quản lý nhà nước của ngành Công Thương địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về ATTP trong dịp Tết Trung thu và dịp cuối năm, đặc biệt chú trọng kiểm tra các kho hàng thực phẩm đông lạnh và trong lưu thông nhằm ngăn chặn việc buôn bán các loại thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc. Trong đó, cơ quan quản lý thị trường địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, phối hợp các nước trong kiểm tra tại nguồn; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Covid-19.

Ngoài ra, chủ động, tăng cường tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, phương tiện thông tin đại chúng, người tiêu dùng, tiến hành tổ chức xác minh ngay và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm và công khai các thông tin cho người tiêu dùng biết theo quy định; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường trao đổi kinh nghiệm và phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giả, kém chất lượng là thực phẩm trên địa bàn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.
Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nêu ra một số khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chú trọng vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Các mặt hàng thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên thương mại điện tử (TMĐT) thông qua các website bán hàng, sàn giao dịch TMĐT.
Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động