Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 08:24

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 7/11.

Với mục tiêu duy trì một kênh tương tác, trao đổi thiết thực giữa cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai Bên trong đối thoại chính sách, cập nhật thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối kinh doanh, đầu tư, Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”.

Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam), đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện địa phương…

Sự kiện dự kiến sẽ được diễn ra vào ngày 7/11/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 7/11/2024.

Theo ban tổ chức, sự kiện sẽ được diễn ra gồm 2 phần là phiên tham luận và phiên toạ đàm.

Trong đó, phiên tham luận là phần trình bày của lãnh đạo Hiệp hội EuroCham với nội dung: Cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu và kỳ vọng từ thị trường. Tiếp đến là tham luận của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nói về chính sách, định hướng về sản xuất bền vững và giảm phát thải của Việt Nam, khả năng hợp tác với EU và khuyến nghị doanh nghiệp.

Đại diện Địa phương sẽ trình bày về những định hướng và ưu tiên thu hút đầu tư từ các đối tác EU trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đại diện doanh nghiệp sẽ nói về nhu cầu thị trường trước sự phát triển của xu hướng xanh, phát triển bền vững tại EU và tiêu chí tìm kiếm nguồn cung ứng của doanh nghiệp châu Âu.

Phần tiếp theo là chương trình toạ đàm do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ điều phối. Các diễn giả là đại diện Cục Phòng vệ thương mại; Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam
; Đại diện Doanh nghiệp Việt Nam; Đại diện EuroCham/ Doanh nghiệp châu Âu
; Chuyên gia Bureau Veritas.

Tọa đàm gồm các nội dung như: Ứng phó với thách thức từ các hàng rào phi thuế quan và xu hướng bảo hộ thương mại; chia sẻ một số vụ việc điển hình và cảnh báo doanh nghiệp.


Chính sách phòng vệ thương mại của EU, thực tiễn và việc triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa và ứng phó.
 Cập nhật những điều chỉnh chính sách đáng lưu ý, lộ trình triển khai các quy định, tiêu chuẩn mới của EU về khí hậu/môi trường, phát triển bền vững như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CS3D), Quy định về thiết kế sinh thái (ESPR)… và nhận định tác động đến trao đổi thương mại, đầu tư.


Đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn, khuyến nghị cần thiết để tuân thủ các yêu cầu mới.
Thực hành giảm phát thải, thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội trong hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và câu chuyện thành công.


Cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực từ các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.


Theo ban tổ chức, thông qua sự kiện này sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia về triển vọng thị trường, khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các đối tác EU, và cách ứng phó với các hàng rào phi thuế quan, phòng vệ thương mại, cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp thích ứng với các quy định, chính sách mới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội gợi mở những hướng đi hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, phù hợp với xu thế hiện nay như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần