Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị

Bộ Công Thương tích cực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm khắc phục tác động của đại dịch Covid

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...    

Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân, công tác phòng, chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19; các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội đang được khôi phục; tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ.

trien khai thuc hien ket luan so 77 kltw ngay 0562020 cua bo chinh tri bo cong thuong tich cuc thao go kho khan trong hoat dong xuat nhap khau nham kh

Nhằm khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước, ngày 05/6/2020 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 77-KL/TW trong đó đã đề ra định hướng, các giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay cũng như các giải pháp thực hiện trong dài hạn. Triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đồng bộ một số giải pháp để cụ thể hóa và thực hiện nhiệm vụ: “Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu và nhập khẩu; tăng cường xuất khẩu”. Các giải pháp được Bộ Công Thương đã và đang tiến hành cụ thể là:

Thứ nhất là, thực hiện nghiêm túc và quyết liệt các nội dung của Quyết định số 1457/QĐ-BCT ngày 3 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới phòng, chống dịch Covid-19.

Quyêt định này có các nhiệm vụ được giao chi tiết cho từng đơn vị, lãnh đạo Cục, Vụ phụ trách và thời gian triển khai. Các công việc cần triển khai trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là: tập trung tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu khai thác tốt thị trường ngoài nước trong tình hình mới; rà soát, tính toán, xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng mà ta có lợi thế, đặc biệt là sang thị trường EU và các thị trường mà Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Thứ hai là, chuẩn bị các nhiệm vụ, điều kiện cần thiết để triển khai thực thi có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 08 tháng 6 năm 2020 như: nội luật hóa nội dung Hiệp định; tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ và cách thức tận dụng các Hiệp định FTA để thúc đẩy xuất khẩu…

Thứ ba là, tiếp tục theo dõi sát và tháo gỡ khó khăn trong trao đổi hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu, đặc biệt là các cửa khẩu khu vực phía Bắc nhằm cải thiện năng lực thông quan hàng hóa; trao đổi, làm việc với phía Trung Quốc để đảm bảo vận tải giao thương ở biên giới; điều tiết lượng hàng hóa lên cửa khẩu, tránh để ùn tắc nhiều làm tăng chi phí.

Thứ tư là, duy trì, thúc đẩy quan hệ thương mại song phương thông qua việc tổ chức các buổi điện đàm trực tiếp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương với Bộ trưởng Bộ quản lý Thương mại, Cao ủy Thương mại của các thị trường lớn để trao đổi về tình hình hợp tác thương mại, qua đó tháo gỡ khó khăn về mở cửa thị trường (ví dụ như Úc, Trung Quốc, EU, Canada, ASEAN ...).

Thứ năm là, duy trì công tác phối hợp, làm việc với các Hiệp hội ngành hàng để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, thực trạng của doanh nghiệp và các yêu cầu cần thiết để đề xuất cơ chế chính sách phù hợp.

Thứ sáu là, khai thác thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới (như khẩu trang, thiết bị phòng hộ cá nhân, máy móc, vật tư y tế....) Đẩy mạnh hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường có khả năng phục hồi sớm như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... Từ đó, từng bước mở rộng sang các thị trường khác theo diễn biến của tình hình dịch bệnh.

Thứ bảy là, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam; chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư.

Thứ tám là, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương với mục tiêu cắt giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, cắt giảm chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước.

Thứ chín là, tiếp tục đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN… để tạo thuận lợi cho Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Do vậy, bên cạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên, thông qua hệ thống Thương vụ, cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài, Bộ Công Thương tiếp tục theo sát diễn biến tình hình thị trường, đặc biệt là tình hình phòng chống dịch Covid-19 ở các thị trường đối tác lớn, quan trọng của Việt Nam để kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ động triển khai các biện pháp để tận dụng cơ hội thị trường, giảm thiểu khó khăn, tác động bất lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam./.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Chia sẻ với Ban tổ chức, nhiều cá nhân bất ngờ và bày tỏ xúc động khi vinh dự đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9).
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Kết thúc cuộc thi đợt 1 (tháng 9/2024), Ban tổ chức đã chấm và lựa chọn được 9 cá nhân, đơn vị đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ngày 25/10 có Quyết định số 2837/QĐ-BCT về phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương…
Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động