Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản 6838/BCT- DKT về việc đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện năm 2023

Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo từ sớm, từ xa các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho sản xuất điện thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thời điểm cuối mùa khô năm 2023 vừa qua.

Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.

Để đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện các tháng còn lại của năm 2023 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh cung ứng điện, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 và các văn bản liên quan; chỉ đạo của Bộ Công Thương tại các văn bản liên quan đến việc cung cấp than, khí cho sản xuất điện. Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung ứng than, khí cho sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo, báo cáo về Bộ Công Thương trong tháng 10 năm 2023; trong đó cần xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức và cá nhân liên quan, dự kiến tiến độ hoàn thành, khó khăn và vướng mắc, giải pháp giải quyết.

Thứ hai, đối với chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than: Chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp đủ, ổn định, liên tục theo yêu cầu huy động của hệ thống điện và trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy; vận hành ổn định, hiệu quả, an toàn các tổ máy phát điện và nhanh chóng khắc phục sự cố tổ máy (nếu có). Trong mọi trường hợp không được để xảy ra thiếu than cho sản xuất điện, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô hàng năm.

Rà soát, tính toán chính xác nhu cầu sử dụng than các tháng cuối năm 2023 và các năm tiếp theo; rà soát, hoàn thiện lại Hợp đồng mua bán than dài hạn đã ký với các đơn vị cung cấp than để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện của nhà máy trong suốt thời gian tồn tại. Khẩn trương hoàn thành việc ký Hợp đồng mua bán than cho sản xuất điện năm 2024 và báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30/11/2023 để phục vụ việc xây dựng Biểu đồ cấp than cho điện năm 2024.

Tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm nguồn than hợp pháp, có thông số kỹ thuật phù hợp yêu cầu sản xuất điện để đa đạng và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn than cho sản xuất điện, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu hiệu quả; trong đó xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg- CN ngày 15/8/2023.

Hàng tuần cập nhật, thực hiện báo cáo Bộ Công Thương (thông qua Vụ Dầu khí và Than, Cục Điều tiết điện lực) về tồn kho than, dự kiến tiến độ cấp than, đánh giá khả năng thiếu than cho các tuần còn lại của tháng và cho 3 tháng tới theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Thông báo số 249/TB-BCT ngày 10/8/2023.

Thứ ba, đối với các đơn vị cung cấp than cho sản xuất điện: Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất để nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định của pháp luật liên quan; đẩy mạnh công tác nhập khẩu than để pha trộn cung cấp cho các hộ tiêu thụ, đặc biệt là cho sản xuất điện (trong đó xem xét việc ưu tiên mua than của Lào cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg-CN ngày 15/8/2023), đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu hiệu quả.

Thường xuyên rà soát, tính toán năng lực cung cấp than (kể cả sản xuất trong nước, nhập khẩu, pha trộn than) và xây dựng, thực hiện kế hoạch cụ thể về khai thác, nhập khẩu, pha trộn, vận chuyển than... để bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất điện theo đúng cam kết tại hợp đồng đã ký; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện trong việc ký kết và tổ chức thực hiện nghiêm các cam kết tại hợp đồng.

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, ngoài các nhiệm vụ chung nêu trên cần khẩn trương thực hiện các công việc sau: Rà soát, hoàn thiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 và dài hạn, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xem xét phê duyệt/trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định; trong đó bao gồm đề xuất cụ thể các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển ổn định, đem lại hiệu quả cao nhất, tốt nhất cho đất nước, gắn với thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời phù hợp với quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý) theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Văn bản số 1789/BCT-ĐTĐL+DKT ngày 7/4/2022 để phục vụ công tác theo dõi, đôn đốc việc cung cấp than cho sản xuất điện.

Thứ tư, đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam: Tiếp tục thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành dầu khí được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 23/7/2015 về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Đảm bảo việc khai thác vận hành các mỏ dầu khí an toàn, ổn định theo đúng kế hoạch năm 2023 đề ra, đáp ứng việc cung cấp khí thiên nhiên cho sản xuất điện theo đúng cam kết trong các hợp đồng mua bán khí đã ký.

Chủ động làm việc với chủ đầu tư các nhà máy điện và Tập đoàn Điện - lực Việt Nam/Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (AO) để đảm bảo kế hoạch huy động khí cho sản xuất điện theo các hợp đồng đã ký kết phù hợp với khả năng vận hành khai thác, vận hành và an toàn kỹ thuật.

Tích cực triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, đảm bảo cung cấp khí cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023 và Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Đến hết tháng 9/2024, ngành điện Tuyên Quang đã lắp đặt được 263.901 công tơ điện tử các loại trên tổng số 283.208 công tơ đang vận hành trên địa bàn.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tin cùng chuyên mục

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Sáng 16/10 tại Hà Nội, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm về những nội dung cần được sửa đổi bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi).
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác năng lượng tái tạo, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20 về lĩnh vực này.
Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

HĐND tỉnh Đồng Nai thống nhất thông qua danh mục 51 dự án để thu hồi đất, trong đó có 4 dự án đường dây điện giải toả cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện nhiều giải pháp về công tác tiết kiệm điện. Kết quả, 9 tháng năm 2024 đã tiết kiệm được 555,47 triệu kWh điện.
Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ, đồng thời đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.
Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) vừa thông báo về việc Tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 chính thức hòa lưới điện.
PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự cố, đảm bảo vận hành lưới điện 110kV trong mùa mưa bão.
Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Sau cuộc tập kích tên lửa đạn đạo chưa từng có của Iran vào Israel tối 1/10, nhiều chuyên gia lo ngại Israel sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Iran.
Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thanh Hóa đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây và trạm biến áp 110kV có mức đầu tư gần 112 tỷ đồng.
Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

Trong 9 tháng năm 2024, Hải Dương tiết kiệm được 44,75 triệu kWh điện. Đơn vị áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp.
OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

Theo báo cáo tháng 10 của OPEC, các nước OPEC+ tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu đã giảm 134 nghìn thùng/ngày trong tháng 9.
Ngành điện miền Nam chỉ đạo

Ngành điện miền Nam chỉ đạo 'nóng' sau vụ gần 76.000 khách hàng mất điện do thiết bị bay drone

Từ đầu năm đến nay, trên lưới điện do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý, vận hành xảy ra nhiều sự cố do các thiết bị bay (drone) của người dân.
Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai đối soát thông tin khách hàng mua bán điện với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để liên kết với VNeID.
Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đã nâng cao hiệu quả vận hành, khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Sau khi điều chỉnh tăng 4,8%, với mức 2.103,1159 đồng/kWh tương đương 0,084 USD/kWh, giá điện Việt Nam hiện rẻ hay đắt?
Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Với tỷ lệ tiết kiệm đạt 10.3% tổng lượng điện tiêu thụ mỗi năm, Công ty CP Đồng Phát đã đạt danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao năm 2023 của Hà Nội.
EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng từ 11/10/2024, EVN dựa trên 3 cơ sở quan trọng: Chính trị, pháp lý và thực tiễn.
Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Chính thức từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động