Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
IEA cảnh báo cuộc chiến năng lượng của châu Âu với Nga chưa kết thúc Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/10/2024: Giá năng lượng ‘rực đỏ’ dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hóa

Theo Areion24, 3 năm sau khi bắt đầu chiến sự ở Ukraine, phương Tây buộc phải thừa nhận các biện pháp trừng phạt không hiệu quả nhưng châu Âu vẫn tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong lĩnh vực năng lượng của Nga.

Năm 2021, dầu khí chiếm tới 45% ngân sách và hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Nga. Là một trong ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, cùng với Saudi Arabia và Mỹ, Nga sản xuất 10,5 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 14% nguồn cung toàn cầu.

Nga đã xuất khẩu 45% sản lượng này, tức 4,7 triệu thùng/ngày (mbpd), bao gồm 2,4 mbpd sang châu Âu (chủ yếu qua đường ống Drujba) và 1,6 mbpd sang Trung Quốc (chủ yếu qua đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO)). Ngoài ra, 10 triệu tấn dầu Nga mỗi năm đã được xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường ống Atasu-Alashankou đi qua Kazakhstan.

Xuất khẩu dầu Nga lao đao vì lệnh trừng phạt

Một năm sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu Nga vận chuyển bằng đường biển có hiệu lực vào tháng 12/2022, 70% xuất khẩu dầu Nga nhắm tới Trung Quốc và Ấn Độ, và chỉ 20% đến thẳng châu Âu (thông qua đường ống Drujba). Mặc dù Hội đồng châu Âu khẳng định các biện pháp trừng phạt dầu mỏ đã cấm một cách hiệu quả 90% xuất khẩu dầu Nga sang EU (bằng đường biển) - tuy nhiên cần lưu ý, do vị trí của Nga trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ chỉ thay đổi không đáng kể - nên có thể kết luận hầu hết lượng dầu xuất khẩu sang châu Á này trên thực tế lại chuyển hướng tới châu Âu.

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự
Dầu khí là nguồn thu quan trọng của Nga, đóng góp khoảng 30-50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước. Ảnh: RIA

Việc chuyển hướng xuất khẩu dầu tới châu Âu thông qua châu Á là một cách để tránh lệnh cấm vận dầu mỏ mà các nước EU đã áp đặt và được thực hiện theo nhiều cách: dầu có thể được pha trộn với dầu địa phương và bán lại trên thị trường châu Âu, được bơm ngoài khơi vào tàu chở dầu không treo cờ Nga ở hoặc được bán lại thông qua trung gian. Sau khi các chủ tàu chở dầu và công ty bảo hiểm châu Âu phải chịu lệnh trừng phạt vì làm việc với khách hàng Nga, các nhà xuất khẩu dầu mỏ của Nga đã mua đội tàu chở dầu của riêng họ từ các tàu đã bị loại biên, quá cũ mà các nước phương Tây không thể sử dụng và các công ty bảo hiểm châu Âu đã được thay thế bởi các công ty bảo hiểm Trung Quốc hoặc Nga.

Đối với khí tự nhiên, tình hình có sự khác biệt. Là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu trước chiến sự (chỉ tính xuất khẩu qua đường ống dẫn khí đốt vào năm 2021 đã là 210 tỷ m3/năm), Nga đã chịu thiệt hại do sự sụt giảm xuất khẩu qua đường ống khí đốt dẫn đến châu Âu từ 180 tỷ m3/năm vào năm 2019 xuống còn 28,3 tỷ m3/năm vào năm 2023, trong khi tỷ trọng nhập khẩu khí đốt tự nhiên Nga vào EU giảm từ 45% xuống 15% trong khoảng thời gian từ năm 2021 - 2023.

Xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga chưa bao giờ bị trừng phạt và sự sụp đổ gần như ngay lập tức vào năm 2022 là do Nga đơn phương quyết định giảm xuất khẩu sang Đức vào mùa Xuân năm 2022. Quyết định này cũng giống như quyết định mà Nga đã đưa ra nhiều lần trước đây: Sử dụng năng lượng làm phương tiện gây áp lực chính trị đối với châu Âu.

Thị phần khí đốt của Nga trong nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm từ 40% vào đầu năm 2022 xuống còn 10% vào cuối năm. Tuy nhiên, Nga đã kiếm được 93 tỷ Euro từ việc bán khí đốt cho EU, hay 1/4 tổng hóa đơn khí đốt của châu Âu, mặc dù Gazprom ghi nhận lợi nhuận của họ giảm 80%. Từ năm 2024, Nga sẽ xuất khẩu dưới 30 tỷ m3/năm qua đường ống dẫn sang châu Âu, chủ yếu tới các nước Trung Âu, hiện tiếp tục nhập khẩu phần lớn khí đốt tự nhiên từ Nga.

Những bên mua châu Âu, có khả năng thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt lỏng (LNG), đã đa dạng hóa nguồn cung của họ với các nguồn cung từ Mỹ, Qatar và Na Uy. Tuy nhiên, việc không có lệnh trừng phạt đã cho phép Nga tăng thêm một nửa khối lượng xuất khẩu LNG sang châu Âu vào năm 2023 và vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất sang châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2024.

Tăng trưởng xuất khẩu LNG của Nga không phải là một hiện tượng nhất thời phản ứng lại việc mất thị trường châu Âu mà là kết quả của chiến lược dài hạn được Nga xác định trong học thuyết và chính sách năng lượng nhiều năm trước, nhằm trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu LNG.

Vai trò của xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong ngân sách của Nga không quan trọng bằng vai trò của xuất khẩu dầu. Cụ thể, trong số 45% ngân sách Nga đến từ việc bán dầu và khí đốt tự nhiên, dầu và các sản phẩm hóa dầu chiếm 85% tổng ngân sách, trong khi xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 15%.

Ngoài ra, tác động của lợi nhuận từ LNG đối với ngân sách Nga không tương xứng với lợi nhuận từ khí đốt tự nhiên xuất khẩu sang châu Âu qua đường ống dẫn khí, bởi vì 3 dự án LNG chính ở Nga (Yamal LNG, Arctic LNG và Arctic LNG 2) đều được kiểm soát bởi công ty tư nhân Novatek của Nga, 3 công ty Trung Quốc, liên doanh giữa các công ty Nhật Bản Mitsui và Jogme, cũng như công ty Total của Pháp.

Nga “gồng mình” chống trừng phạt

Tác động tức thời của các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga vào năm 2023 được Bộ Tài chính nước này tổng hợp báo cáo vào tháng 5 năm đó cho thấy doanh thu từ dầu khí trong ngân sách quý đầu tiên đã giảm 52% so với giai đoạn 2022. Cũng trong thời gian này, chi tiêu ngân sách quân sự tăng gần 60% vào năm 2023 so với năm 2022, kéo theo một khoản thâm hụt công là 25 tỷ USD vào đầu tháng 2/2023.

Đồng Ruble đã phục hồi sau khi giảm giá vào tháng 8/2023. Do việc tái định hướng các hoạt động xuất khẩu dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ nên thâm hụt thương mại với các nước này ngày càng gia tăng, trong khi việc chuyển đổi thanh toán từ đồng nội tệ sang USD vẫn là một thách thức do các lệnh trừng phạt tài chính áp đặt lên Nga.

3 năm sau khi bắt đầu chiến sự, Nga trưng bày một bức tranh kinh tế tương phản. Các chỉ số kinh tế vĩ mô chứng minh khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU khiến xuất khẩu dầu của Nga phải chuyển hướng sang châu Á, cho phép Nga tránh bị giảm sản lượng dầu khí, đảm bảo dòng doanh thu liên tục vào ngân sách để tiếp tục trang trải cho cuộc chiến. Ngân hàng Trung ương đã phá giá đồng Ruble để hỗ trợ các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu và đã sử dụng biện pháp thay thế nhập khẩu, chuyển từ nhập khẩu từ phương Tây sang nhập khẩu từ Trung Quốc, để tập trung sản xuất của Nga vào lĩnh vực quân sự.

Nhờ chi tiêu quân sự của nhà nước, GDP của Nga đã tăng 2,6% vào năm 2023, trong khi dân chúng cảm thấy sức mua tăng lên nhờ mức lương cao kỷ lục trong ngành công nghiệp quốc phòng và đến lượt họ được bù đắp bởi mức lương cao hơn nữa trong khu vực dân sự nhằm giữ chân người lao động trong một thị trường đang thiếu nhân công.

Theo Bộ Tài chính Nga, tỷ trọng doanh thu từ dầu khí trong GDP của Nga đã giảm từ gần một nửa vào năm 2021 xuống còn 1/3 vào năm 2023. Điều này phần nào giải thích tại sao mức giảm 20% hàng năm doanh thu từ dầu khí trong ngân sách Nga năm 2023 đã được bù đắp bằng 19% từ các khoản thu ngoài dầu khí.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Đến hết tháng 9/2024, ngành điện Tuyên Quang đã lắp đặt được 263.901 công tơ điện tử các loại trên tổng số 283.208 công tơ đang vận hành trên địa bàn.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Sáng 16/10 tại Hà Nội, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm về những nội dung cần được sửa đổi bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi).
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác năng lượng tái tạo, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20 về lĩnh vực này.
Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

HĐND tỉnh Đồng Nai thống nhất thông qua danh mục 51 dự án để thu hồi đất, trong đó có 4 dự án đường dây điện giải toả cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện nhiều giải pháp về công tác tiết kiệm điện. Kết quả, 9 tháng năm 2024 đã tiết kiệm được 555,47 triệu kWh điện.
Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ, đồng thời đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.
Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) vừa thông báo về việc Tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 chính thức hòa lưới điện.
PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự cố, đảm bảo vận hành lưới điện 110kV trong mùa mưa bão.
Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Sau cuộc tập kích tên lửa đạn đạo chưa từng có của Iran vào Israel tối 1/10, nhiều chuyên gia lo ngại Israel sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Iran.
Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thanh Hóa đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây và trạm biến áp 110kV có mức đầu tư gần 112 tỷ đồng.
Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

Trong 9 tháng năm 2024, Hải Dương tiết kiệm được 44,75 triệu kWh điện. Đơn vị áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp.
OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

Theo báo cáo tháng 10 của OPEC, các nước OPEC+ tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu đã giảm 134 nghìn thùng/ngày trong tháng 9.
Ngành điện miền Nam chỉ đạo

Ngành điện miền Nam chỉ đạo 'nóng' sau vụ gần 76.000 khách hàng mất điện do thiết bị bay drone

Từ đầu năm đến nay, trên lưới điện do Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý, vận hành xảy ra nhiều sự cố do các thiết bị bay (drone) của người dân.
Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai đối soát thông tin khách hàng mua bán điện với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để liên kết với VNeID.
Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đang thay đổi cách chúng ta sử dụng điện ra sao?

Hệ thống giám sát vận hành điện mới đã nâng cao hiệu quả vận hành, khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Điểm danh các nước có giá điện cao nhất và rẻ nhất thế giới

Sau khi điều chỉnh tăng 4,8%, với mức 2.103,1159 đồng/kWh tương đương 0,084 USD/kWh, giá điện Việt Nam hiện rẻ hay đắt?
Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Với tỷ lệ tiết kiệm đạt 10.3% tổng lượng điện tiêu thụ mỗi năm, Công ty CP Đồng Phát đã đạt danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao năm 2023 của Hà Nội.
EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng từ 11/10/2024, EVN dựa trên 3 cơ sở quan trọng: Chính trị, pháp lý và thực tiễn.
Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Giá bán lẻ điện tăng 4,8% tác động thế nào đến các nhóm khách hàng?

Chính thức từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động