Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) hết sức cần thiết, nhằm cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Ngày 3/6, Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Luật Dầu khí (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần đảm bảo tự chủ về năng lượng Petrovietnam mong muốn Quốc hội sớm ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi)

Loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi

Sáng ngày 3/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua thực tiễn đánh giá thi hành Luật Dầu khí ban hành năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và năm 2008, Chính phủ nhận thấy, Luật Dầu khí và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí trong những năm qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Biển Đông.

Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dầu khí cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập tập trung vào một số vấn đề thực tế phát sinh mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí nhưng chưa được quy định cụ thể bởi Luật Dầu khí và các văn bản dưới Luật hoặc quy định chưa phù hợp với thực tiễn đã có những thay đổi.

Bên cạnh đó, là một số vấn đề được quy định trong Luật Dầu khí nhưng chưa đồng bộ với các quy định pháp luật khác. Một số vấn đề đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được quy định trong Luật Dầu khí để nâng cao hiệu lực thi hành và đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với các Luật khác có liên quan.

“Như vậy, xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và bối cảnh tình hình hiện nay, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) để thay thế Luật Dầu khí năm 1993, năm 2000, năm 2008 là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí” - Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng.

Đồng thời, bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền pháp lý, xây dựng thể chế hội nhập, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 11 Chương 64 điều. Theo đó, Luật Dầu khí (sửa đổi) kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Nội dung của dự thảo Luật giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Cụ thể: Thứ nhất, chính sách về bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí.

Thứ hai, chính sách quy định về điều tra cơ bản về dầu khí và trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí gồm các giai đoạn tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

Thứ ba, chính sách quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý.

Thứ tư, chính sách về ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí.

Thứ năm, chính sách quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí.

Thứ sáu, chính sách quy định khung việc cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành dầu khí và nghĩa vụ chia sẻ công trình dầu khí, cơ sở hạ tầng sẵn có nhằm sử dụng tối ưu, hiệu quả hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, tránh lãng phí trong đầu tư.

Ngoài ra, căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã thiết kế trong dự thảo Luật một chương quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Rà soát quy định trách nhiệm trong quản lý nhà nước về dầu khí

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu, Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) theo mục đích, quan điểm đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ.

Nội dung dự thảo Luật phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013; tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ dự án Luật cơ bản bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật sau khi được ban hành, đề nghị rà soát, hoàn thiện đồng bộ dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật và dự kiến danh mục các văn bản hướng dẫn khác cần ban hành.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo về tác động của việc các hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn không được quy định tại Luật Dầu khí đối với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị dầu khí và việc quản lý toàn diện, đồng bộ hoạt động dầu khí.

Hoạt động vận chuyển, tồn trữ, phân phối, xử lý, chế biến là hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện, thực tế có nhiều yếu tố đặc thù, cần có quy định riêng điều chỉnh theo hướng chặt chẽ, phù hợp với đặc tính của hoạt động.

Bên cạnh đó, dự án Luật có quy định về triển khai dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ bao gồm phát triển khai thác, vận chuyển, xử lý dầu khí, thực chất là điều chỉnh một số hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn; đề nghị báo cáo về tính phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật.

Một số ý kiến nhất trí phạm vi điều chỉnh chỉ giới hạn hoạt động dầu khí thượng nguồn, gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ quyền biển đảo quốc gia. Đối với các hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn thực hiện theo quy định tại các luật khác có liên quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị tiếp tục rà soát quy định về điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, nhất là điều kiện về “không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu”, quy định về “liên danh với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia đấu thầu”. Rà soát, nghiên cứu bổ sung quy định về: Phương pháp và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu; hủy thầu; xử lý tình huống lựa chọn nhà thầu; cấm tham gia dự thầu trong hoạt động dầu khí và các nội dung khác có liên quan

Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục rà soát quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương liên quan đến hợp đồng dầu khí theo hướng phân cấp cho PVN chịu trách nhiệm về nội dung cụ thể của hợp đồng và ký kết hợp đồng dầu khí khi thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Chính phủ gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, khả thi...

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đây là mục tiêu của Đề án củng cố, kiện toàn bộ máy, nhân lực, chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của các tổ chức pháp chế ngành Công Thương đến năm 2030
Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Thụy Điển, ngày 12/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Công ty viễn thông Bitel

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Công ty viễn thông Bitel

Chiều 12/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm, làm việc với Công ty Viettel Peru (Bitel)- liên doanh của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội tại Peru.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chiều 12/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới Thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024.
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Chiều 12/11, giờ địa phương (đêm cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santiago de Chile, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Chile.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Vuasanca

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Vuasanca

Chiều ngày 12/11, tại trụ sở Tập đoàn Nhựa Bình Thuận, Vuasanca và Tập đoàn Nhựa Bình Thuận đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile.
Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chiều 12/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Với tỷ lệ 88,52% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 với tăng trưởng GDP từ 7-7,5%.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.
Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 12/11, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trả lời về các tin giả trên mạng xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Phát biểu tại Quốc hội chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu, trong tháng 10, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình không gian mạng.
Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức hội nghị bàn giao chức trách và nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 4.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ hơn về các giải pháp khắc phục tình trạng quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng.
Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Trong quá trình sửa Luật Báo chí sắp tới trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT mong muốn Quốc hội ủng hộ giao Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, những người làm nghề rất đau lòng khi một số phóng viên bị bắt, đây là những 'con sâu làm rầu nồi canh'.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' góp phần đưa thị trường trong nước thành bệ đỡ vững chắc cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về giải pháp nào để quản lý tình trạng mua - bán thuốc không cần kê đơn.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Chile

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Chile

Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang thăm chính thức Chile đã tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Sáng 11/11, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp riêng, cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động