Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mong thầy cô, học sinh năm học mới có nhiều sáng tạo và tiến bộ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã gửi gắm nhiều thông điệp tới đội ngũ giáo viên, các em học sinh trước thềm năm học mới.
Cao Bằng: Xúc động hình ảnh thầy hiệu trưởng bơi giữa dòng nước lũ vào trường trước thềm năm học mới Trà Vinh sẵn sàng chào đón năm học mới 2024 - 2025 TP. Hồ Chí Minh đảm bảo điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024-2025

Năm học quan trọng

Ngày mai (5/9), các trường học khắp cả nước sẽ khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Đây là năm học đánh dấu quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hoàn tất chu trình với các lớp cuối cùng của các cấp học. Đồng thời, cũng sẽ là năm học đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; tăng cường tự chủ đại học theo chiều sâu. Bên cạnh những kết quả tích cực trong chặng đường đổi mới, ngành Giáo dục cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức.

Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ với báo giới nhiều nội dung quan trọng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học mới 2024 - 2025, cùng với cả nước, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn được giao tại các Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra. Trong đó, sẽ tập trung triển khai ngay nội dung Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; hoàn thành chu trình đầu tiên tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện thời gian qua; chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; tăng cường tự chủ đại học theo hướng ngày càng chất lượng, chiều sâu, thực tế, thực chất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mong thầy cô, học sinh năm học mới có nhiều sáng tạo và tiến bộ
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Mỹ Anh

Ngành Giáo dục cũng sẽ ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ thuật cao, bao gồm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây như Công điện ngày 23/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu ngay và trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhằm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ một cách bài bản, khoa học, phù hợp tinh thần thực tiễn, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt sẽ dành ưu tiên nguồn lực hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo - dự án Luật sẽ giải quyết được một trong những vấn đề mấu chốt nhất của giáo dục, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo. “Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 20230 và tầm nhìn 2045; xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cố gắng vượt qua những thách thức, chung sức, đồng lòng hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn nữa” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay.

Chia sẻ về những thách thức mà ngành Giáo dục xác định sẽ phải tập trung giải quyết trong năm học mới, Bộ trưởng cho rằng, sau 4 năm học triển khai theo từng lớp, từng cấp học, năm học 2024 - 2025, quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hoàn tất chu trình với các lớp cuối cùng của các cấp học. Đây cũng sẽ là năm học đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới đáp ứng yêu cầu của đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Chặng đường đổi mới giáo dục phổ thông vừa qua mặc dù có nhiều khó khăn, song cũng cho thấy quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và toàn ngành Giáo dục để từng bước hình thành tư duy đổi mới trong chính những người thực hiện, thụ hưởng đổi mới và thuyết phục xã hội về kết quả tích cực của đổi mới.

Xác định đây năm học quan trọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chuẩn bị từ các năm học trước. Đơn cử như phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và nhận được sự đồng thuận rất cao từ xã hội. Ngay sau khi phương án được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt tay vào chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dự kiến, Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11/2024, tính ổn định lâu dài của Quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh, giáo viên, nhà trường và địa phương trong thực hiện. Ngoài ra, quá trình chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần triển khai thử trên phạm vi khá rộng để đánh giá, do đó các Sở Giáo dục và Đào tạo đã sẵn sàng phương án cho công tác này, đồng thời tập dượt, tránh những rủi ro khi triển khai kỳ thi chính thức.

“Năm nay, kế hoạch thời gian năm học và các hướng dẫn năm học mới của từng cấp học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ rất sớm, trong đó đề cập cụ thể tới từng nhiệm vụ, công việc cần làm và phải làm; bao gồm 2 nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho hay, tại các hội nghị, cuộc họp của toàn ngành như Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hội nghị tổng kết năm học của từng cấp học, hội nghị tổng kết năm học toàn ngành… các nội dung công việc đều đã được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục trao đổi, thảo luận trên tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, nắm bắt khó khăn và đề xuất, tìm giải pháp tháo gỡ, giải quyết. Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang sát sao nắm bắt, có kế hoạch hỗ trợ, đồng hành với địa phương trong triển khai từng nhiệm vụ, công việc quan trọng của năm học mới 2024 - 2025.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mong thầy cô, học sinh năm học mới có nhiều sáng tạo và tiến bộ
Ngày mai (5/9), các trường học khắp cả nước sẽ khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Ảnh: Hoàng Hà

Năm học mới với quyết tâm mới, giải pháp mới

Chia sẻ về vấn đề thừa, thiếu giáo viên, đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tư lệnh ngành Giáo dục cho biết, cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu nhà giáo. Năm học 2023 - 2024, toàn ngành đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên, tuy nhiên số học sinh không ngừng tăng dẫn đến số lớp tăng. Năm học 2023 - 2024 số lớp của cấp THCS tăng 7.198 lớp (tương đương số giáo viên tăng 13.676), số lớp cấp THPT tăng 1.213 lớp (tương đương số giáo viên tăng 2.729) so với năm học 2022 - 2023, dẫn đến số giáo viên còn thiếu vẫn còn nhiều và ở hầu hết các địa phương.

Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, năm học 2024 - 2025, số giáo viên còn thiếu so với năm học 2023 - 2024 tăng 19.856 giáo viên; trong đó, giáo viên mầm non còn thiếu tăng 6.000 người, giáo viên phổ thông còn thiếu tăng 13.856 người. “Nguyên nhân chính do số học sinh tiếp tục tăng dẫn đến số lớp tăng, trong đó mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, phổ thông tăng 7.150 lớp” - Bộ trưởng nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương tuyển hết số chỉ tiêu, đặt hàng đào tạo giáo viên; các trường đại học tích cực tổ chức đào tạo gắn với các môn học mới, giáo viên dạy tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, thời gian qua, các chính sách ưu tiên dành cho sinh viên sư phạm, các thay đổi về tiền lương cơ bản… đã tác động tích cực đến việc lựa chọn theo học ngành sư phạm của học sinh; nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực để thu hút, “giữ chân” giáo viên; Luật Nhà giáo đang được xây dựng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn... Tất cả cho thấy đã có những chuyển động quan trọng để giải quyết được những khó khăn đặt ra đối với vấn đề đội ngũ.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nâng cao vị thế của nhà giáo; trong đó có Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội tạo hành lang pháp lý cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng... và trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí giáo viên.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ số chỉ tiêu biên chế còn lại theo Quyết định 72 của Trung ương; quyết liệt đôn đốc các địa phương tuyển hết số biên chế được giao từ các năm trước và giao bổ sung; chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền và điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ giáo viên của địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác.

Về những hệ lụy của xét tuyển sớm đại học được chỉ ra như tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông, quá nhiều phương thức xét tuyển gây nhiễu và khó đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, cùng với quá trình đẩy mạnh tự chủ đại học, tuyển sinh đại học đã có nhiều thay đổi mang lại hiệu quả nhất định trong thời gian qua. Trong bối cảnh giáo dục phổ thông đi đến chặng cuối của đổi mới, Kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, những điều chỉnh, đổi mới về công tác tuyển sinh là cần thiết để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học.

Từ định hướng như vậy, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh mới cho năm 2025 với tinh thần chung là đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho học sinh, xã hội, đảm bảo chất lượng tuyển sinh và công bằng về cơ hội cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục đại học vẫn trên tinh thần tự chủ tuyển sinh nhưng sẽ phải đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội.

Gửi gắm thông điệp tới đội ngũ giáo viên, các em học sinh trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, kinh tế - xã hội của đất nước càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu ngày càng cao với giáo dục và đào tạo. Chưa bao giờ ngành Giáo dục được giao trọng trách, niềm vinh dự lớn và thách thức cũng lớn như hiện nay. “Năm học vừa qua, toàn ngành đã nỗ lực rất lớn để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Năm học 2023 - 2024 đã kết thúc với nhiều kết quả tốt đẹp, năm học mới sắp bắt đầu, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, của các các em học sinh, sinh viên trong năm học vừa qua.

Trước thềm năm học mới, tôi mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực với cố gắng mới, quyết tâm mới, giải pháp mới, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Chúc các thầy cô sẽ thêm niềm vui, động lực để công tác và cống hiến. Chúc cho các em học sinh, sinh viên sẽ có một năm học mới với nhiều sáng tạo và tiến bộ” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chúc.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khai giảng năm học mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, gần 17.000 trẻ được tiêm trong chiến dịch “phủ” vắc - xin sởi trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9.
Bão Yagi sắp về Việt Nam để lại gì ở Philippines?

Bão Yagi sắp về Việt Nam để lại gì ở Philippines?

Bão Yagi kèm mưa lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng và lở đất, ảnh hưởng đến hơn 147.000 người tại Philippines. Cơn bão đã vào biển Đông và tiến về Việt Nam.
Lưu ý an toàn điện trong mùa mưa bão 2024

Lưu ý an toàn điện trong mùa mưa bão 2024

Tác động của biến đổi khí hậu khiến mưa bão ngày càng trở nên khốc liệt, ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện và an toàn điện. Người dân cần biết cách phòng tránh.
Đảm bảo an toàn hệ thống điện trước cơn bão số 3 (Yagi)

Đảm bảo an toàn hệ thống điện trước cơn bão số 3 (Yagi)

Theo dự báo, cơn bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh xảy ra trên diện rộng do đó công tác đảm bảo an toàn hệ thống điện vô cùng quan trọng.
Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thuốc lá đã và đang gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá và hút thuốc thụ động.
Cơn bão số 3 trên Biển Đông, cập nhật mới nhất ngày 4/9: Bão đạt cấp mạnh nhất, sóng biển cao 9m

Cơn bão số 3 trên Biển Đông, cập nhật mới nhất ngày 4/9: Bão đạt cấp mạnh nhất, sóng biển cao 9m

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 4 giờ ngày 4/9, bão số 3 ở trên vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông, tâm bão giật cấp 13 biển động.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng; Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng; Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng; chiều tối, đêm có mưa rào và dông vài nơi; Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi mưa đến rất to.
Dự báo thời tiết biển ngày 4/9/2024: Bão số 3 gây mưa dông lớn, biển động dữ dội, gió giật cấp 17

Dự báo thời tiết biển ngày 4/9/2024: Bão số 3 gây mưa dông lớn, biển động dữ dội, gió giật cấp 17

Thời tiết biển hôm nay 4/9/2024, phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/9/2024: Hà Nội nắng nóng ban ngày, chiều tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/9/2024: Hà Nội nắng nóng ban ngày, chiều tối có mưa dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 4/9/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng nóng; chiều tối, đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Đây là nhận định của ông Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về sức mạnh của cơn bão số 3 - bão YAGI khi đi vào biển Đông.
Điều trị bệnh nặng không cần chuyển tuyến nhiều lần?

Điều trị bệnh nặng không cần chuyển tuyến nhiều lần?

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất không cần giấy chuyển tuyến nhiều lần điều trị bệnh nặng.
Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện với triệu chứng là sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận 7.638 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, có trên 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn.
Saigontourist trục lợi 20 tỷ đồng từ đất công; Bão Yagi đã vào Biển Đông

Saigontourist trục lợi 20 tỷ đồng từ đất công; Bão Yagi đã vào Biển Đông

Cho thuê đất công trái pháp luật, Saigontourist hưởng lợi 20 tỷ đồng; Bão Yagi đã vào Biển Đông, gió giật mạnh tới cấp 16... là những tin nóng ngày 3/9/2024.
Hà Nội: Cuối ngày nghỉ lễ 2/9, giao thông khá thuận lợi, không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng

Hà Nội: Cuối ngày nghỉ lễ 2/9, giao thông khá thuận lợi, không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng

Trong ngày cuối cùng nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, lượng xe khách đổ về các Bến xe Hà Nội, tuy nhiên giao thông khu vực cửa ngõ thông thoáng và chưa xảy ra ùn tắc
Kết thúc kỳ nghỉ Quốc khánh, người dân đổ dồn về Thủ đô Hà Nội

Kết thúc kỳ nghỉ Quốc khánh, người dân đổ dồn về Thủ đô Hà Nội

Chiều tối ngày 3/9, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng vạn người dân quay trở lại Thủ đô Hà Nội, dẫn đến tình trạng xe cộ đông đúc.
Tu bổ, tôn tạo di sản không phải phá di tích nguyên gốc để xây dựng hoành tráng hơn

Tu bổ, tôn tạo di sản không phải phá di tích nguyên gốc để xây dựng hoành tráng hơn

Theo TS Nguyễn Viết Chức, việc tu bổ di sản không phải phá công trình gốc để xây dựng hoành tráng hơn mà phải giữ được hồn cốt tư tưởng, giá trị lịch sử vốn có.
Sẽ rà soát, bổ sung đất hiếm thuộc khoáng sản nhóm I

Sẽ rà soát, bổ sung đất hiếm thuộc khoáng sản nhóm I

Dự thảo Nghị định của Chính phủ sẽ quy định danh mục khoáng sản theo từng nhóm và sẽ rà soát, bổ sung đất hiếm thuộc khoáng sản nhóm I...
Cả nước xảy ra 257 vụ tai nạn giao thông, 317 người thương vong trong dịp lễ 2/9

Cả nước xảy ra 257 vụ tai nạn giao thông, 317 người thương vong trong dịp lễ 2/9

Theo thống kế của Cục CSGT, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, toàn quốc xảy ra 257 vụ tai nạn giao thông, làm chết 124 người và bị thương 193 người.
Hơn 1.200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên QL1 và các tuyến cao tốc dịp lễ 2/9

Hơn 1.200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên QL1 và các tuyến cao tốc dịp lễ 2/9

Trong tuần tra, kiểm soát trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc, lực lượng chức năng đã xử lý 1.239 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động