Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 13:30

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.

Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới” do Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch thủy lợi và Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 19/11, tại Hà Nội.

Diễn đàn Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cả nước có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6.723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3.

Các hồ chứa thủy lợi “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu như: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch…

Tuy nhiên, hệ thống hồ đập của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Mưa lũ bất thường, lũ quét do biến đổi khí hậu và nhiều công trình đã xuống cấp gây ra nguy cơ lớn về an toàn.

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ: “Trong suốt chiều dài phát triển đất nước, vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong sau cơn bão số 3 vừa qua. Do đó, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết”.

Về việc này, ông Đỗ Văn Thành - Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi - cho hay, hiện còn nhiều vấn đề ảnh hướng đến an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi. Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa bị hư hỏng nặng (43 hồ lớn, 95 hồ vừa, 202 hồ nhỏ) chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.

Nhiều đập, hồ chứa đã xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ; nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế; việc cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình chưa triệt để; Một số hồ lớn đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du.

Nhiều hồ chứa nhỏ chưa có phương án đảm bảo an toàn hồ đập và phòng lũ hạ du; hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn bị xâm lấn, dòng chảy co hẹp, không đảm bảo thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ; công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, nguồn nước đến hồ còn hạn chế; tổ chức bộ máy quản lý, khai thác; công tác hiện đại hóa quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn đập còn hạn chế.

“Hiện nay, việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng; hầu hết các hồ chứa thủy lợi được xây dựng trước năm 2000, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du; tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa…”, ông Đỗ Văn Thành thông tin.

Khả năng thoát nước hạ du rất kém. Hồ chứa, đập thủy lợi đóng vai trò quan trọng và đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ. Hiện nay các hồ chưa, đập thủy lợi sau nhiều năm hoạt động đã bộc lộ một số tồn tại và đứng trước nhiều thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, yêu cầu phục vụ đa mục tiêu… Công tác quản lý, khai thác, hiện đại hóa, bảo đảm an toàn hồ đập… còn hạn chế.

Trước những thách thức nêu trên, ông Đỗ Văn Thành kiến nghị tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng nhằm phát huy hiệu quả công trình và đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du. Tiếp tục nghiên cứu chi tiết các phương án hồ chứa, đập dâng đã được đề xuất từ các quy hoạch.

Xây dựng và điều chỉnh quy trình vận hành, phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du…, đặc biệt là đối với các hồ chứa, đập dâng vừa và nhỏ. Trong đó, chú trọng việc sử dụng linh hoạt, hợp lý phần dung tích trên mực nước dâng bình thường để tăng khả năng điều tiết cấp nước, phòng lũ; nghiên cứu sử dụng và khai thác vùng bán ngập hợp lý. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tính toán quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Nghiên cứu cơ chế huy động đa dạng nguồn lực trong đầu tư, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa, đập thủy lợi.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, cơ quan quản lý cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên là nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo, xây dựng các hệ thống quan trắc ở vùng thượng lưu và các hồ chứa để hỗ trợ phân tích thủy văn. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công cụ hỗ trợ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, AI trong việc ra quyết định trong vận hành an toàn đập, hồ chứa là cần thiết để chủ động dự báo, cảnh báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu.

“Bên cạnh việc xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như thực hiện thể chế, chính sách về quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi thì cần hiện đại hóa hệ thống quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi. Đồng thời đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi; rà soát, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du, lòng hồ chứa thủy lợi; rà soát đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, đa mục tiêu hồ chứa thủy lợi”, ông Lương Văn Anh - Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi - khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thuỷ điện xả lũ

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới