Ảnh internet |
Mặc dù vậy, các nền kinh tế khác cùng tham gia Hiệp định trong đó có Chile đã thống nhất và quyết định sẽ tiếp tục đưa TPP tiến về phía trước với sự có tham gia hoặc không của Washington.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Peru, Pablo Kuczynski, chúng tôi đã tái khẳng định sẽ cùng tập trung các nỗ lực cao nhất để TPP được phê chuẩn sớm nhất, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhấn mạnh tại phiên họp thượng đỉnh APEC diễn ra từ ngày hôm qua tại thủ đô Lima với sự bảo vệ nghiêm ngặt nhất của cảnh sát nước chủ nhà.
Nhật là nước cuối cùng tham gia Hiệp định nhưng đã thể hiện là một đối tác đầy nhiệt tình và trách nhiệm trong việc bảo vệ TPP trước sự khăng khăng của người khổng lồ châu Á về ý định thúc đẩy kế hoạch thực thi một khu vực tự do thương mại riêng của họ trong Hội nghị Thượng đỉnh của APEC lần này.
Chúng tôi tái khẳng định cam kết tiếp tục duy trì các thị trường mở và quyết tâm thực hiện cuộc chiến chống lại mọi hình thức và biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ đó là tâm nguyện chung mà các nguyên thủ đã bày tỏ trong dự thảo tuyên bố chung của cuộc gặp được Efe đưa tin.
Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau làm việc với nỗ lực cao nhất để có thể tiến tới đạt được một thỏa thuận với các tiêu chuẩn chung cao nhất, trong đó, đã thể hiện sự quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường và sự kết nối với tất cả người dân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Bachelet cho biết sau cuộc họp của 12 quốc gia thành viên tham gia TPP do Tổng thống Obama mời. Thỏa thuận này là di sản then chốt của ông, người đã rất kiên trì thúc đẩy TPP như là một phần trong chính sách chiến lược đối ngoại và quốc phòng xoay trục sang châu Á. Đề cập về thắng lợi của Trump, ông đã thể hiện sự lạc quan đối với chính quyền mới của Mỹ khi nói rằng, trong chiến dịch tranh cử người ta nói vậy, nhưng khi đắc cử có thể sẽ không làm vậy.
Mặc dù không công khai đề cập tới TPP sẽ diễn ra như thế nào ở Mỹ với Chính phủ mới, nhưng Tổng thống Obama đã đề nghị các nhà lãnh đạo khác của các nước thành viên tiếp tục thúc đẩy hiệp định này, theo một thông báo của nhà Trắng. Ngoài ra, ông cũng đề nghị không đưa ra các giả định tiêu cực nhất về Trump trước khi nhậm chức.
Trong lúc đó Thủ tướng New Zeland - John Key phát biểu rằng, tất cả các thành viên TPP có thể đàm phán lại thỏa thuận để Trump thấy rằng hiệp định này là tích cực. Nếu Mỹ không mong muốn tự do thương mại, các nước khác trong số chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên phía trước vì tất cả đều đặt niềm tin mãnh liệt vào điều này.
Tổng thống Peru - Pablo Kuczynski cho biết, hiện nay, chúng ta đang phải chứng kiến kinh tế thế giới tăng trưởng cầm chừng, chính vì vậy, cần phải nhấn mạnh các lợi ích của TPP. Lãnh đạo của nước chủ nhà APEC đồng thời khẳng định, hiện đang tồn tại mối đe dọa trên toàn cầu chống lại tự do thương mại.
Các đề xuất của Bắc Kinh
Việc Trump thắng cử và làm chủ nhà Trắng đang tạo ra các hoài nghi liên quan đến các ý tưởng tái xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ như ông đã nêu trong chiến dịch tranh cử, và điều này đã được Chủ tịch Tập Cận Bình tận dụng để vận động các nguyên thủ quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do do Trung Quốc khởi xướng. Việc thành lập khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương là một sáng kiến chiến lược quan trọng cho sự thịnh vượng trong dài hạn của khu vực, ông Tập đã nêu rõ trong diễn văn tại diễn đàn doanh nghiệp.
Chủ tịch Tập đến Peru với một đoàn doanh nghiệp hùng hậu hơn 500 người đại diện cho nhiều công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc, đã nhấn mạnh rằng, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang ở trong xu thế liên tục tăng trưởng, nhưng cũng phải đương đầu với vô vàn thách thức. Chính vì vậy cần phải khuyến khích và thúc đẩy một nền kinh tế mở và hội nhập. Trung Quốc không đóng cửa với thế giới bên ngoài mà trái lại, đang tiếp tục xu thế mở cửa hơn nữa.
Bắc Kinh không tham gia TPP, nhưng lại đang nỗ lực để có thể khỏa lấp khoảng trống nếu thỏa thuận này bị đóng băng bằng một phương án khác đó là việc khởi xướng thành lập khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương khác (FTAAP) với 21 nước thành viên APEC và Hiệp hội liên kết kinh tế khu vực (RCEP), trong đó bao gồm cả Ấn Độ, nhưng không có Mỹ, và các thành viên APEC cho biết họ sẵn sàng xem xét hỗ trợ sáng kiến này. Chúng tôi bày tỏ cam kết với việc có thể tiến hành thực thi một khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương như một công cụ quan trọng để làm sâu sắc thêm kinh tế khu vực. Dự thảo tuyên bố chung nêu bật nhưng không đề cập đến khả năng sẽ tổ chức đàm phán trong thời gian tới.