Cần chung tay giảm áp lực sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp
Đây là chia sẻ của ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại cuộc trao đổi nhanh với Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh |
Trước biến động về giá nguyên vật liệu, vận chuyển nay, ông có chia sẻ gì về các khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là khi họ đang trong giai đoạn thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh?
Suốt hai năm khó khăn vì dịch bệnh, hiện cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đối diện khó khăn, thách thức mới trước sự tăng cao liên tục của giá nguyên vật liệu và vận chuyển. Trong giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh thì đây chính là yếu tố gây áp lực mới đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp hết sức lo lắng bởi nguồn lực của họ đã gần như suy giảm trong đại dịch. Nhiều doanh nghiệp còn lo ngại, giá nguyên vật liệu, vận chuyển đầu vào tăng cao buộc họ phải tăng giá bán sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ khó khăn hơn, mặt khác sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.
Liên quan đến tăng giá xăng dầu, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn mới đây do Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV tổ chức, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã thông tin cụ thể về các vấn đề doanh nghiệp quan tâm. Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam |
Xăng dầu vừa là mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đây cũng là mặt hàng chiến lược, nhiên liệu chính của nhiều ngành sản xuất, nhiều dịch vụ, chiếm một phần quan trọng trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc giá xăng tăng liên tục trong thời gian qua là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi biến động giá của mặt hàng này tác động trực tiếp chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gây trở ngại cho việc đẩy mạnh sản xuất để từng bước phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Những quan tâm, mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp về giải trình từ Bộ Công Thương tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn cơ bản đã được đáp ứng. Mặc dù lần đầu tham gia trả lời chất vấn, nhưng tôi đánh giá cao Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc nắm chắc vấn đề xăng dầu, đặc biệt là sự thẳng thắn của lãnh đạo Bộ Công Thương về thị trường xăng dầu, cũng như việc nêu bật, rõ ràng các khó khăn, nguy cơ đối với mặt hàng này trong thời gian tới. Theo tôi, việc nói thẳng vấn đề, không né tránh là điều mà cộng đồng kinh doanh, doanh nghiệp cần từ cơ quan quản lý, điều hành về mặt hàng mang tính chiến lược như xăng dầu, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị, xây dựng một giải pháp ứng phó cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp.
Chúng tôi cũng đánh giá cao những giải pháp, hành động tới đây của Bộ Công Thương về điều hành thị trường xăng dầu trong nước, như phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho phép lựa chọn thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp để giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới; kiến nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu; cùng với đó là các giải pháp đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường xăng dầu trong thời gian tới.
Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới Chính phủ, theo ông cần thúc đẩy các giải pháp căn cơ gì để giảm thiểu khó khăn, áp lực cho doanh nghiệp?
Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, vận chuyển tăng cao, để giúp doanh nghiệp giảm các chi phí trong sản xuất, Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan ở mức thấp...
Đối với xăng dầu, do là mặt hàng đặc biệt quan trọng, đặt trong rổ bình ổn giá, nên vai trò điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Bộ Công Thương càng cần thể hiện rõ và phải được thực hiện một cách linh động, kịp thời, hiệu quả. Theo đó, thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng với những giải pháp điều hành đã nêu, Bộ Công Thương sẽ triển khai và hành động cụ thể, quyết liệt để bình ổn giá xăng dầu, bình ổn thị trường cũng như tránh nguy cơ đứt gãy nguồn cung mặt hàng này, nhằm đảm bảo, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phục hồi chung của nền kinh tế đất nước.
Xin cảm ơn ông!