Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối hiệu quả chuỗi cung cầu

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình phát triển Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
Chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chậm so với tiềm năng Thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua số hoá thanh toán Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

Đánh giá chung Bộ Công Thương cho biết, quá trình hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam được thực hiện với tiến trình mở cửa nền kinh tế, cải cách thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh trong nước trong hơn 3 thập kỷ qua.

Quá trình này được đẩy mạnh nhanh chóng với việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 và sau đó là tham gia các khuôn khổ hội nhập kinh tế khu vực lớn. Trong đó có các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Cùng với cam kết thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi. Chính phủ Việt Nam ưu tiên tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp.

Những nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ sự phát triển cho khối tư nhân để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Tâm (Cụm công nghiệp Dương Liễu, huyện Hoài Đức). Ảnh: VGP

Nhờ những nỗ lực nêu trên, Việt Nam đã tiếp nhận thành công một phần chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu các ngành sản xuất với dòng đầu tư FDI từ các quốc gia đã công nghiệp hóa thành công và tạo ra sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mē.

Kể từ khi gia nhập WTO, cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự cải thiện, từ mức thâm hụt thương mại 18 tỷ USD năm 2008 đến thặng dư thương mại trên 12 tỷ USD vào năm 2022. Xuất khẩu đã tăng gần 6 lần, từ 63 tỷ USD năm 2008 lên 371 tỷ USD vào năm 2022 (năm 2023 đạt 355 tỷ USD).

Rổ xuất khẩu đã có một số thay đổi về cơ cấu, cùng với dệt may và da giày, ngành điện tử đã phát triển đột phá để trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ đạo trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay.

Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm điện tử đã dẫn tới tỉ lệ tập trung cao các sản phẩm này trong xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng tăng từ 14,1% năm 2010 lên tới 45,8% vào năm 2022. Điều này có thể được giải thích là do sự đầu tư ngày càng tăng của các doanh nghiệp công nghệ đa quốc gia lớn vào Việt Nam như Intel (năm 2006) và Samsung (năm 2008).

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tăng trưởng xuất khẩu đã đưa Việt Nam cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đã giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với việc tham gia WTO vào năm 2007 và ký kết 17 FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở cửa kinh tế lớn (tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP xấp xỉ 200%), kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao, liên tục qua các năm. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc thế giới về sản xuất và xuất khẩu.

Từ doanh nghiệp gia công thành sản xuất thiết bị gốc

Mặc dù cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên Bộ Công Thương cũng cho rằng, chất lượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong đó, Việt Nam vẫn đang được định vị ở phân khúc thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu và giá trị gia tăng gắn với hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam không tăng trong thập niên vừa qua.

Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm đáng kể đối với tất cả các ngành, từ 69% xuống chỉ còn 52% trong giai đoạn 2000-2020. So với các quốc gia tương đồng, Việt Nam là nước duy nhất có sự sụt giảm đáng kể hàm lượng giá trị gia tăng trong tổng giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu dựa trên gia công, lắp ráp từ hàng hóa nhập khẩu tăng rất cao cả về quy mô lẫn tỷ trọng, từ 3 tỷ USD năm 2000 (21,44%) lên 171,5 tỷ USD năm 2022 (48,01%), cao hơn hầu hết các quốc gia cạnh tranh. Trong khi các quốc gia này giảm liên tục qua các năm (năm 2022: Trung Quốc 13,51%; Thái Lan, 28,96%; Singapore, 34,25%; Malaysia, 26,38%).

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (nguyên vật liệu, linh phụ kiện, máy móc công nghệ sản xuất của các ngành từ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)...) và chỉ đóng vai trò là nơi gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng đề xuất khẩu vào thị trường tiêu thụ cuối cùng (thường là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...).

Trong khi đó, năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chậm được cải thiện làm giảm hiệu quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với GDP của Việt Nam vẫn còn thấp, kể cả so với các nước trong khối ASEAN.

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng năng suất lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế, chậm đổi mới công nghệ với đội ngũ lao động tay nghề thấp (28,54% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật), các ngành công nghiệp công nghệ thấp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao (chiếm khoảng 65-70% trong toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, trong khi toàn cầu chỉ là 18%).

Năng lực sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo trong nước chậm được cải thiện dẫn đến phụ thuộc vào nhập khẩu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia và khai thác hiệu quả của chuỗi giá trị toàn cầu cũng còn rất hạn chế.

Thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp trong nước, gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sản xuất, xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm 8,2% tổng số doanh nghiệp trong nước với đóng góp vào xuất khẩu thấp hơn chiều so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng rất thấp (chỉ khoảng 21% vào năm 2018) và chỉ 14% doanh nghiệp đã thành công trong việc thu hút khách hàng hoặc đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài định vị Việt Nam ở các phân khúc có giá trị gia tăng thấp (gia công, lắp ráp) do các lợi thế về lao động giá rẻ, chi phí đầu vào sản xuất thấp, thuế xuất nhập khẩu thấp (do ký kết nhiều FTA)...; các phân khúc có giá trị gia tăng cao đều ở nước ngoài như các khâu thượng nguồn (nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm: quảng bá sản phẩm, phân phối, chăm sóc khách hàng...) và các khâu hạ nguồn (sản xuất nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ) đã hạn chế khả năng tham gia của Việt Nam vào các khâu sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo được tối ưu hóa chi phí và chu kỳ sản xuất hiệu quả hơn để có thể giảm chi phí và duy trì sự tăng trưởng ổn định cho doanh nghiệp

Từ những lý do trên, Bộ Công Thương đề xuất xây dựng chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong đó, định hướng tập trung thể chế hóa và tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia và chuyển dịch hiệu quả lên các phân khúc có giá trị tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, tiến tới làm chủ một chuỗi giá trị mà Việt Nam có lợi thế.

Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, kết nối hiệu quả vào các chuỗi cung ứng trong nước và trực tiếp xuất khẩu.

Đặc biệt là có lộ trình cụ thể nhằm từng bước chuyển dịch từ doanh nghiệp gia công, lắp ráp lên doanh nghiệp sản xuất với thiết bị gốc, doanh nghiệp sản xuất có thiết bị gốc và phát triển thành các doanh nghiệp sản xuất có thương hiệu gốc để từng bước khẳng định vị trí, thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Minh Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vuasanca
 đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Vuasanca đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Bi hài chuyện thị trường cau: Giá

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. .
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh -

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay, xuất khẩu xanh là con đường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp tại các thị trường khó tính.
Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Sự tôn trọng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với thầy cô đều có thể bày tỏ qua nhiều cách, không nhất thiết phải bằng món quà vật chất...

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10

Sáng 20/10, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên về trực thuộc các quận ủy thuộc Thành ủy Hà Nội

Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên về trực thuộc các quận ủy thuộc Thành ủy Hà Nội

Chiều 18/10, Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức “Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên về trực thuộc các quận ủy thuộc Thành ủy Hà Nội”.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ...
Những chiến sĩ tình nguyện trắng đêm

Những chiến sĩ tình nguyện trắng đêm 'vá đường' miễn phí ở Gia Lai

Làm việc tốt có nhiều cách song chọn cách đi "vá đường" như các thành viên nhóm Tuyến đường bình yên (TP. Pleiku, Gia Lai) chắc không phải là chuyện thường gặp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp, chỉ đạo tình hình triển khai các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp, chỉ đạo tình hình triển khai các dự án lưới điện

Tại cuộc họp với Lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam... Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo về các dự án điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp trực tuyến với các địa phương về dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp trực tuyến với các địa phương về dự án điện

Chiều 17/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Nam, Thanh Hóa… và một số bộ, ngành liên quan về các dự án điện.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Sáng ngày 17/10/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí 2024.
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về an toàn sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về an toàn sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

Thông tư quy định, nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải trang bị thiết bị rửa mắt di động hoặc thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp.
Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bộ Công Thương đã có kế hoạch thực hiện Chương trình ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đảm bảo an ninh năng lượng đến năm 2030.
Dự thảo Nghị định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Dự thảo Nghị định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và trình Nghị định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh

Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh 'cổ cày, vai bừa'

Lớn lên nhờ cây lúa cùng sự tần tảo, vất vả của mẹ đã nuôi khát vọng trong tôi sáng chế ra loại máy đa chức năng phục vụ bà con.
Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung ít, dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro pháp lý, “lách luật” để mua theo hình thức ủy quyền.
Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Mất điện đã khổ nhưng vẫn còn chịu được nhưng mất nước sinh hoạt thì dường như nỗi khổ của dân chung cư bị đẩy đến tận cùng.
Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Một số lãnh đạo UBND tỉnh phía Nam yêu cầu các công ty xổ số kiến thiết dừng cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm, nhận được sự đồng tình của dư luận.
Đừng vì câu hỏi cuối mà phủ nhận tài năng của Võ Quang Phú Đức - Quán quân Olympia 2024

Đừng vì câu hỏi cuối mà phủ nhận tài năng của Võ Quang Phú Đức - Quán quân Olympia 2024

Việc bấm chuông nhưng trả lời sai câu hỏi cuối cùng trong chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 của Võ Quang Phú Đức gây nhiều dư luận trái chiều.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận

Sáng 14/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận về tháo gỡ khó khăn liên quan tới việc triển khai các quy hoạch điện VII, VIII.
Thừa Thiên Huế: Bao giờ hết nỗi lo tàu hoả trật bánh

Thừa Thiên Huế: Bao giờ hết nỗi lo tàu hoả trật bánh

Trong khoảng 2 tháng, tuyến đường sắt qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế tàu hoả bị trật bánh tới 6 lần, điều này gây không ít lo lắng cho người dân, du khách.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - tinh hoa văn hóa Việt

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - tinh hoa văn hóa Việt

22 năm trên hành trình gắn bó với nghệ thuật sơn mài, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã góp phần giữ gìn, phát huy nghệ thuật của làng nghề truyền thống Thủ đô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động