Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần cơ chế thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học

Tiềm năng, tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và nguồn năng lượng sinh học nói riêng là rất to lớn và quan trọng, đã được xác định trong Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đến 2030 và tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sinh học bổ sung vào tổng cung nguồn năng lượng cho quốc gia đang là một vấn đề rất nan giải, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thúc đẩy.    

Các tham luận khoa học trình bày tại Hội thảo “Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 9/6/2020, đều đánh giá, tiềm năng nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí…) tại Việt Nam là rất lớn, do Việt Nam là nước sản xuất nông, lâm nghiệp, nếu khai thác hiệu quả sẽ bổ sung được một sản lượng đáng kể vào tổng nguồn cung năng lượng quốc gia, tạo việc làm, thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường...

Ông Lê Đức Dũng - Chuyên gia nghiên cứu năng lượng tái tạo, thuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội - đánh giá: Chỉ tính riêng các phụ phẩm từ sản xuất nông lâm nghiệp (rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ hạt điều, vỏ dừa… và một số sinh khối khác) trữ lượng hàng năm ở Việt Nam có thể lên đến 40 triệu tấn. Nguồn nhiên liệu này có thể khai thác phục vụ sản xuất nhiệt điện rất tốt. Đó là chưa kể nguồn năng lượng phát sinh từ phụ phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… có thể tận dụng để sản xuất ra khí phục vụ sản xuất điện và nhiệt, hoặc sử dụng vào các mục đích phù hợp khác. Nếu khai thác hiệu quả tất cả các nguồn sinh khối, khí…, có thể đóng góp khoảng 10% sản lượng trong các nguồn năng lượng tái tạo.

can co che thuc day thi truong nang luong sinh hoc
Hội thảo Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác hỗ trợ năng lượng giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), các bên liên quan đang tiến hành khởi động thực hiện Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua Phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”. Mục tiêu dự án đặt ra là cải thiện các điều kiện tiền đề cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất điện và nhiệt trên cả nước. Trọng tâm của dự án là nâng cao năng lực lập qui hoạch, năng lực kỹ thuật chuyên môn và tài chính cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sinh khối nhằm thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả.

Tiềm năng nguồn năng lượng sinh học lớn, song khai thác như thế nào cho có hiệu quả thì lại là câu chuyện khác. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho biết: Phát triển thị trường năng lượng sinh học còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của các nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí… từ các phụ phẩm sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản) là phân tán, không ổn định, thiếu tính bền vững, thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát đầu vào cũng như kiểm soát giá đầu vào của các nhiên liệu này là rất khó. Vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học là khá lớn, trong khi cơ chế giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư (chưa có hỗ trợ giá mua). Kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực kỹ sư và công nhân lành nghề cho các dự án nhiên liệu sinh học còn thiếu. Thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy. Vấn đề dành đất cho các dự án nhiên liệu sinh học (ví dụ qui hoạch vùng nhiên liệu…) cũng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Mặc dù việc khai thác, tận dụng nguồn khí sinh học phát sinh từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, từ nhiều năm qua đã được thực hiện, nhưng đến nay vẫn chỉ ở qui mô rất nhỏ, lẻ, cấp độ gia đình hay trang trại, chủ yếu sử dụng vào mục đích để đun nấu là chính, công nghệ khai thác thì lạc hậu. Để khai thác nguồn khí sinh học vào phục vụ sản xuất điện thì vấn đề lại hoàn toàn khác, bởi nó liên quan đến vốn đầu tư lớn, vấn đề cơ chế, chính sách. Hơn nữa, đặc tính của khí sinh học trong phân chăn nuôi (khí mê tan) là ăn mòn kim loại, khi khai thác vào mục đích sản xuất điện thì các máy phát điện sử dụng loại nhiên liệu này sẽ hoạt động không bảo đảm ổn định, ảnh hưởng tới độ bền và tính ổn định của chu trình sản xuất…, cần phải có công nghệ hiện đại và thích hợp mới có thể khai thác.

Ngoài ra, về tác động môi trường, vấn đề này cũng còn có nhiều tranh cãi. Ví dụ, đối với khí sinh học (phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi, thối…), nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, để phát triển thị trường năng lượng sinh học, nhất là đối với các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng này, cần phải có cơ chế tài chính hỗ trợ nhằm đảm bảo đầu ra (bán điện) có lãi thì nhà đầu tư mới làm. Trước mắt, cần nghiên cứu, đánh giá đúng được tiềm năng nguồn năng lượng sinh học chính xác, bởi yếu tố phân tán tại các địa phương nên rất khó đánh giá. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách trợ giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học để Chính phủ xem xét. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, đề xuất được cơ chế chính sách, đánh giá được yếu tố công nghệ, khi đó mới thực hiện các bước hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng các dự án năng lượng sinh học, bao gồm sản xuất điện, thì mới khả thi. Hội thảo này mới chỉ là bước đi khởi động nhằm tìm ra hướng đi, hợp tác với các tổ chức quốc tế như GIZ cũng như các cơ quan nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất cơ chế, chính sách...

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVN nỗ lực cao nhất, sớm cấp điện trở lại

EVN nỗ lực cao nhất, sớm cấp điện trở lại

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện công tác khắc phục sự cố đang được ngành điện nỗ lực hết sức để đảm bảo cấp điện an toàn cho các phụ tải còn lại.
Công ty Điện lực Thanh Hóa huy động lực lượng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Công ty Điện lực Thanh Hóa huy động lực lượng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tính đến 9 giờ ngày 8/9, bão số 3 đã làm 18 đường dây bị sự cố, lưới điện hạ áp có 10 cột bị gãy đổ và 05 cột bị nghiêng... làm gián đoạn cung cấp điện.
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày 8/9

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày 8/9

Trong đêm ngày 7/9 các công ty điện lực đã huy động công nhân sửa chữa, khắc phục sự cố lưới điện suốt đêm, ngày 8/9 nhiều địa phương được cấp điện trở lại.
Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Bão số 3 đã làm thiệt hại nặng nề hệ thống lưới điện hạ áp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, các công ty điện lực đã trắng đêm để xử lý sự cố, sớm cấp điện trở lại.
Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều cửa hàng xăng dầu bị hư hại, song các cửa hàng đã nỗ lực khắc phục sự cố, chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, sẵn sàng phục vụ nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Ngay sau bão số 3 đi qua, toàn ngành điện nỗ lực sửa chữa, khắc phục sự cố các đường dây nhằm sớm đưa các tổ máy phát điện trở lại.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Đêm ngày 7/9, các hồ thuỷ điện vẫn vận hành bình thường, một số đường dây cao áp và lưới điện trung hạ áp buộc phải cắt để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác vận hành tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang diễn ra bình thường, bất chấp siêu bão Yagi đang quần thảo.
Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có báo cáo cập nhật tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện trong thời gian ứng phó bão số 3 (bão Yagi).
Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi đang đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng của nó lên hệ thống lưới điện nhiều địa phương miền Bắc rất nặng nề. Nhiều nơi đang bị mất điện.
Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Tính đến 15h chiều ngày 7/9, nhiều địa phương ở miền Bắc bị mất điện do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3).
PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hàng loạt giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho lưới điện.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sạt lở đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện do ảnh hưởng bởi bão số 3 bão Yagi.
Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Để đảm bảo công tác vận hành, an toàn cho con người và tài sản, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 3.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Lần đầu tiên, 300 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng đường sắt, với khoảng cách sẽ đạt mức gần 2.000km
Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Nhằm hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, EVNNPT đang tập trung cao độ để đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục, ổn định
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

EVNNPC đã sãn sàng chủ động ứng phó với cơn bão Yagi với tinh thần cao nhất các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xẩy ra
Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Chiều ngày 5/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ trao Quyết định Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động