Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia Nhu cầu khí đốt ở châu Á tăng kỷ lục do thời tiết nắng nóng Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Qatar tăng mạnh

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp 3 lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.

Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050.

Ông Joshua Ngu, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, cho biết ngành điện lực sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030. “Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần".

Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức như hiệu suất gián đoạn hay các hạn chế của lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững.

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam theo từng ngành

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước
Nguồn: Wood Mackenzie (đơn vị mmcfd - triệu feet khối mỗi ngày).

Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại - chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ - đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở Lưu vực Malay - dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỷ feet khối (tương đương 11.3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày (bcfd) vào năm 2030. Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi.

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước
Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam Nguồn: Wood Mackenzie

Tiềm ẩn rủi ro biến động giá trong thị trường khí đốt Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung khí LNG đảm bảo

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy, Việt Nam chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào. Ngoài ra, sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9/2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

“Việc chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5 năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030”, bà Yulin Li, Chuyên gia Nghiên cứu về Khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie cho biết.

Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.

Theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến Petronas.

Là một trong những nhà sản xuất LNG tích hợp lớn nhất thế giới, Petronas sản xuất hơn 36 triệu tấn khí LNG mỗi năm với các cơ sở ở Bintulu, Úc, Ai Cập và sắp tới là Canada. Mạng lưới rộng lớn này củng cố thương hiệu uy tín của Petronas để cung cấp khí LNG cho Việt Nam.

Khởi đầu là một nhà cung cấp năng lượng cho thị trường nội địa Malaysia, Petronas đã mở rộng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế chủ chốt ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sự mở rộng này nhấn mạnh chuyên môn, hiểu biết sâu sắc của Petronas về các yếu tố, xu hướng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các thị trường ở khu vực châu Á cũng như có khả năng cung cấp các giải pháp chuyên biệt, linh hoạt theo từng điều khoản thương mại và hợp đồng.

Với tầm nhìn mang đến một tương lai xanh hơn, Petronas sản xuất khí LNG một cách có trách nhiệm, tận dụng và cải tiến công nghệ để giảm phát thải. Các biện pháp như điện khí hóa, ngăn chặn xả thải và đốt bỏ, cũng như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) là những nỗ lực quan trọng trong quá trình này.

Ngoài ra, kể từ khi bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1991, Petronas đã tích lũy kiến thức sâu rộng về nhu cầu năng lượng của Việt Nam qua 33 năm hoạt động, hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền và các đối tác quan trọng trong ngành.

Wood Mackenzie là doanh nghiệp cung cấp thông tin trên toàn cầu về năng lượng tái tạo, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá khí đốt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Qua 65 năm, ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiện thực hóa mong ước của Người.
Petrovietnam phát huy

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Làn sóng năng lượng xanh đang thay đổi cảnh quan năng lượng toàn cầu, đặt ra câu hỏi lớn cho ngành lọc dầu, liệu “ngai vàng” có bị lung lay?
7 tháng đầu năm, Petrovietnam lãi trước thuế ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng

7 tháng đầu năm, Petrovietnam lãi trước thuế ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Petrovietnam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, trong đó nổi bật là lợi nhuận 7 tháng ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch.
Hội nghị Quán triệt và triển khai Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược dầu khí

Hội nghị Quán triệt và triển khai Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược dầu khí

Ngày 21/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
VCCI góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

VCCI góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

VCCI vừa có văn bản góp ý đối với Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến.
Petrovietnam vượt mọi

Petrovietnam vượt mọi 'bão giông', thỏa ước nguyện của Người

Suốt 65 năm qua, thực hiện mong ước của Bác Hồ, Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, đi từ ''không đến có'' để xây dựng được một ngành Dầu khí với nhiều kỳ tích.
Những kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Dầu khí

Những kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành Dầu khí

Dù ở cương vị Chủ tịch Quốc hội hay Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho ngành Dầu khí những tình cảm đặc biệt.
Để doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu: Cần thiết và phù hợp cơ chế thị trường!

Để doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu: Cần thiết và phù hợp cơ chế thị trường!

Cho doanh nghiệp tự tính toán và công bố giá bán xăng dầu là cần thiết và phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
6 tháng đầu năm, Petrovietnam tiếp tục lập kỷ lục trong sản xuất, kinh doanh

6 tháng đầu năm, Petrovietnam tiếp tục lập kỷ lục trong sản xuất, kinh doanh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), tiếp tục vượt qua khó khăn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nửa đầu năm 2024.
Nỗ lực tuyên truyền đến người nộp thuế, hướng dẫn doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Nỗ lực tuyên truyền đến người nộp thuế, hướng dẫn doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Cục Thuế Quảng Ninh đã thực hiện tuyên truyền, thông tin đến người nộp thuế; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán lẻ xăng dầu.
Hóa đơn điện tử - đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Hóa đơn điện tử - đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Việc thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán lẻ xăng dầu đã và đang tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch.
Giới phân tích vẫn dành nhiều hy vọng cho Repsol SA

Giới phân tích vẫn dành nhiều hy vọng cho Repsol SA

Mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động, nhưng giới đầu tư vẫn tỏ ra khá lạc quan về cổ phiếu của Repsol SA, công ty năng lượng hàng đầu đến từ Tây Ban Nha.
Vietsovpetro mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu

Vietsovpetro mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu

Ngày 21/6, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro tổ chức Lễ mừng công khai thác 250 triệu tấn dầu.
PVOIL Hà Nội: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng

PVOIL Hà Nội: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng

PVOIL Hà Nội khẳng định vị thế, thương hiệu, không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng.
Ngành dầu mỏ Nga

Ngành dầu mỏ Nga 'oằn mình' trước áp lực cấm vận từ các nước phương Tây

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, ngành dầu mỏ nước này đang gặp khó khăn từ cấm vận của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ trong thời gian vừa qua.
Giá dầu liên tiếp giảm sâu khi Mỹ xem xét nâng lãi suất

Giá dầu liên tiếp giảm sâu khi Mỹ xem xét nâng lãi suất

Ngày 23/5, giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ xem xét nâng lãi suất nếu lạm phát vẫn ở mức cao, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động