Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần giải pháp phù hợp để tận dụng lợi thế TPP

Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết chính thức vào ngày 4/2 tới tại New Zealand sẽ mở ra những cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra một loạt các thách thức mới cho Việt Nam. Phóng viên TTXVN tại Sydney đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trước khi ông rời Sydney (Australia) sang New Zealand tham gia lễ ký TPP về các biện pháp nhằm vượt qua thách thức để tận dụng các lợi thế mà hiệp định này mang lại.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)


Xin Bộ trưởng cho biết nghĩa lớn nhất của việc ký kết TPP vào ngày 4/2 tới đây tại New Zealand?
Ông Vũ Huy Hoàng: Sau phiên họp của các Bộ trưởng vào ngày 5/10/2015 tại Atlanta (Hoa Kỳ), các bên thống nhất với nhau trong vòng 90 ngày sẽ rà soát các nội dung của Hiệp định để tiến hành ký kết chính thức Hiệp định. Trong 90 ngày vừa qua, các nước đã hoàn tất việc rà soát thủ tục, công bố rộng rãi cho công chúng. Có thể nói tiến độ mà các nước cam kết với nhau là sẽ ký kết vào ngày 4/2/2016 đã giữ được.
​Các bên đều xác định rằng việc thực hiện đúng tiến độ là hết sức quan trọng vì chỉ cần một nước nào đó trong số 12 nước thành viên có trục trặc thì có thể làm ảnh hưởng đến các nước khác và có thể dẫn tới không ký kết được. Đây là mốc quan trọng hứa hẹn Hiệp định sẽ đi vào thực thi đúng thời gian.

Xin Bộ trưởng cho biết ngoài các nội dung cam kết chung trong TPP, Việt Nam có đạt được thêm các thỏa thuận song phương nào khác với từng nước thành viên TPP?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trong ba tháng vừa qua, bên cạnh các cam kết chung đạt được trong TPP, Việt Nam đã đạt được thêm một số thỏa thuận song phương với một số nước thành viên TPP mà các thỏa thuận này có tác động quan trọng với một số lĩnh vực mà Việt Nam đang đàm phán.
​Cụ thể, Việt Nam đã đạt được: Thỏa thuận song phương về dệt may với Hoa Kỳ, đạt được am kết của một số nước để tiến tới xem xét công nhận cơ chế kinh tế thị trường của Việt Nam, thỏa thuận của Việt Nam với Australia về việc tăng thêm thời gian lao động cho các thể nhân có điều kiện làm việc tại Australia. Các thỏa thuận thêm này có tác động tích cực giúp cho việc thực thi Hiệp định TPP của phía Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng trong số 12 nước thành viên, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất và sẽ có mức tăng trưởng cao nhất về GDP và xuất khẩu khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Quan điểm của Bộ trưởng về nhận định này?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Các nước TPP thống nhất với nhau Hiệp định TPP là hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao và mục đích là cân bằng lợi ích giữa các nước tham gia trên cơ sở có tính đến sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước. Nếu so sánh với các nước thành viên TPP, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, trình độ phát triển còn thấp.
​Vì vậy khi đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định TPP, rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất qua thực thi TPP, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thu hút dịch vụ và đầu tư. Theo tôi các ý kiến này không sai.
​Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam sẽ tranh thủ khai thác các lợi thế trong TPP và ứng phó với các thách thức khó khăn như thế nào. Chỉ khi Việt Nam có được các giải pháp phù hợp thì lợi thế tiềm năng mới trở thành hiện thực và các khó khăn mới có thể giải quyết được.

Những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như dệt may, giày dép và các sản phẩm nông lâm thủy sản sẽ có thể tăng trưởng mạnh nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% theo cam kết TPP. Vậy mức tăng trưởng dự kiến với các mặt hàng xuất khẩu này sẽ như thế nào thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi ích cốt lõi như dệt may, da giày, nông sản, thủy sản sẽ có cơ hội tăng trưởng rất lớn khi TPP có hiệu lực. Tính toán thì cho nhiều kết quả khác nhau và còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thực thi Hiệp định nhưng bước đầu cho thấy Dệt may, da giày có thể tăng trưởng ít nhất 20%.
​Với nông sản, thủy sản thì có thể tăng trưởng thấp hơn một chút vì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường TPP, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đã khá lớn nên nếu muốn tăng trưởng với tốc độ cao hơn thì doanh nghiệp thủy sản phải đáp ứng được các yếu tố như mở rộng diện tích nuôi trồng, quan tâm tới chất lượng của sản phẩm, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, về kiểm dịch.
​Nếu các yếu tố này không được đáp ứng tốt thì kim ngạch xuất khẩu không những khó cải thiện mà còn bị chính các rào cản thương mại này kìm hãm. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, nếu doanh nghiệp làm tốt công tác đảm bảo chất lượng và thực thi nghiêm túc các quy định trong TPP thì đây sẽ là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời phỏng vấn tại Sydney ngày 1/2 (Ảnh: Kim Anh/Vietnam+)

Xin Bộ trưởng cho biết TPP sẽ bổ sung thêm những cơ hội mới nào cho tăng trưởng kim ngạch thương mại với Australia và New Zealand khi đã có Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Khung khổ AANZFTA mà Việt Nam là một thành viên của ASEAN cũng đã có các quy định về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhưng với các thỏa thuận của Việt Nam với Australia và New Zealand trong khung khổ TPP thì mức độ mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cao hơn.
​Với Australia, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận là Australia sẽ giành cho Việt Nam khoảng 94% dòng thuế có mức thuế suất bằng 0% và với tổng kim ngạch tương đương với khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu hiện nay.
​Tương tự như vậy, New Zealand cũng giành cho Việt Nam khoảng 93% dòng thuế có mức thuế suất 0% và với kim ngạch tương đương khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hiện nay của Việt Nam. Vì vậy, nếu thực thi TPP thì mức độ mở cửa hàng hóa của Australia và New Zealand giành cho Việt Nam sẽ cao hơn trong khung khổ AANZFTA.

​Khi TPP có hiệu lực, doanh nghiệp nội địa Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất cao vì trình độ công nghệ gần như xếp ở hàng thấp nhất, trong khi hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ không còn là “cứu cánh”. Vậy theo Bộ trưởng, đâu là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua thách thức, tận dụng hiệu quả nhất TPP?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Khi trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007 cũng như khi thực hiện một loạt các cam kết trong khung khổ các hiệp định thương mại tự do khác, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước chuẩn bị về mặt tâm lý, điều kiện để có thể khai thác được các lợi thế do WTO và các hiệp định thương mại tự do mang lại. Các doanh nghiệp cũng đã có các giải pháp để ứng phó với thách thức, tận dụng cơ hội.
​Vì vậy, khi tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều cũng đã có sự chuẩn bị, qua đó có thể rà soát các điều kiện để có thể xây dựng các bước đi, chiến lược để khai thác lợi thế, ứng phó với khó khăn, cũng như có điều kiện để tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất của doanh nghiệp.
​Bên cạnh đó, với một số lĩnh vực thì doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phải đương đầu với thách thức từ trước đó rồi. Ví dụ như trong lĩnh vực ôtô, cơ khí, bán buôn, bán lẻ, một số lĩnh vực dịch vụ. Còn nếu thực thi TPP, một số lĩnh vực, trong đó có chăn nuôi có thể gặp khó khăn lớn do năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ phân tán, chi phí sản xuất còn khá cao và khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế.
​Vì vậy, đây là một trong những lĩnh vực rất khó khăn với Việt Nam. Vì thế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong đàm phán TPP, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đã thỏa thuận với các nước trong TPP một lộ trình phù hợp để khi kết thúc lộ trình đó, Việt Nam mới phải thực hiện hoàn toàn các cam kết. Còn trong lộ trình đó, Việt Nam sẽ có các bước điều chỉnh dần dần và phù hợp. Đây chính là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước.
​Tuy nhiên, do thời gian bảo hộ này chỉ có hạn và nếu hết thời gian này Việt Nam vẫn không có giải pháp phù hợp thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn sẽ kém. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ngay từ bây giờ phải có các biện pháp, kế hoạch để phát huy thế mạnh, tập trung vào các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế hơn. Sau khi thời gian bảo hộ hết, doanh nghiệp có thể đứng vững được và cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm của các nước TPP.
​Ở khía cạnh vĩ mô, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, các Bộ ngành liên quan cần nghiên cứu để đưa ra được các bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm được phép lưu thông tại Việt Nam và ngăn chặn các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên.
​Cuối cùng, một biện pháp rất quan trọng chính là làm tốt công tác tuyên truyền để cộng động doanh nghiệp nắm bắt thật kỹ càng các nội dung của TPP, qua đó nhận biết được các cơ hội lợi thế cần khai thác triệt để cũng như các thách thức để có biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Xin cảm ơn Bộ trưởng./.

Theo TTXVN/Vietnam +
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica từ 16 - 21/11.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Các bộ, ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục tạo bước chuyển biến căn bản trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Trưa 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương Đảng thăm tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ, TP. Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương Đảng thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng.
Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024, góp phần giúp địa phương đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD trong năm 2024.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chiều 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adriazén.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chiều 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru Eduardo Sanjuana.
Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã trực tiếp làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hóa dầu.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, tại tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Chiều 13/11, (giờ địa phương) ngay sau lễ đón chính thức và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Peru đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã có nhiều hoạt động tại Thủ đô Lima.
Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 13/11, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường.
Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Ngày 13/11, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hoà Peru.
Thụy Điển-Việt Nam tăng cường kết nối dịch vụ giữa cảng Gothenburg và Vũng Tàu

Thụy Điển-Việt Nam tăng cường kết nối dịch vụ giữa cảng Gothenburg và Vũng Tàu

Dịch vụ SWAN dự kiến tăng cường luồng hàng hóa giữa hai khu vực, mang lại giải pháp vận chuyển hiệu quả, rút ngắn thời gian và củng cố quan hệ kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động