Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 06:48

Cần giải pháp tổng thể

Triển khai và hoàn thành các dự án cấp điện phải được coi là điều kiện cần và đủ để Hà Nội hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra. Đó là một trong những nội dung buổi họp bàn phương án tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư các công trình điện do Hội đồng Nhân dân TP.Hà Nội tổ chức ngày 16 và 20/9.

 - Mặc dù EVN Hà Nội đã chủ động các biện pháp chống quá tải nhưng rất nhiều công trình điện không thể thực hiện nếu không có sự vào cuộc tích cực của lãnh đạo thành phố và các ban, ngành, địa phương.

Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực TP.Hà Nội giai đoạn 2011-2015, dự kiến, nhu cầu điện tăng trưởng bình quân 12,7%, tương ứng nhu cầu điện năm 2015 là 16,2 tỷ kWh, công suất cao nhất là 3.200 MW. Riêng năm 2011, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố ước đạt 9,9 tỷ kWh. Dự kiến, năm 2012 sẽ đạt 11,26 tỷ kWh, tăng 13,7% so với 2011, công suất cực đại ước khoảng 2.500 MW.

EVN Hà Nội kiến nghị, đối với các công trình lưới điện, UBND thành phố cần chỉ đạo tổ công tác phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý xây dựng; cho phép EVN Hà Nội trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương và người sử dụng đất để thỏa thuận bồi thường; Có cơ chế đặc biệt ưu tiên cấp phép thi công đào hè, đường đối với các công trình hạ ngầm. Lập quy hoạch quỹ đất cho các dự án lưới điện để đảm bảo công trình điện đúng tiến độ.

Ông Bùi Duy Dụng, Phó TGĐ EVN Hà Nội - cho biết, theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, xét đến năm 2020, dự kiến, trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, EVN Hà Nội chỉ có thể thu xếp được 4.562 tỷ đồng, còn hơn 12.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu. Vì vậy, EVN Hà Nội đề nghị UBND Thành phố cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất để phát triển lưới điện, kể cả các công trình điện tại các xã miền núi và phát triển lưới điện nông thôn giai đoạn 2011-2015; Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo các TBA cấp điện cho thủy lợi, trường học, bến xe, hạ ngầm lưới điện chỉnh trang đô thị; Chỉ đạo các chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư toàn bộ hạ tầng trong khu đô thị mới, khu công nghiệp để sau đó bàn giao cho ngành điện theo phương thức tăng giảm vốn.

Với nguồn điện trung thế, phương thức đầu tư sẽ do ngành điện thỏa thuận với chủ đầu tư. Vì vậy, EVN Hà Nội đề nghị, UBND thành phố cho phép EVN Hà Nội tiếp nhận bàn giao trên cơ sở tăng giảm vốn và thế chấp tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.

Nhằm khắc phục một phần khó khăn về cung ứng điện, EVN Hà Nội cũng đề nghị, UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện sớm thành lập các ban chỉ đạo cấp cơ sở triển khai chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Ban chỉ đạo nên có sự tham gia phối hợp của các ban, ngành, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân trong từng phường, xã, tổ dân phố tham gia và cho phép EVN Hà Nội thiết kế và lắp đặt các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tiết kiệm điện trên một số tuyến phố chính, phố văn minh thương mại, đồng thời, có chế tài với những trường hợp khách hàng sử dụng điện vượt định mức.

Sở Công Thương cũng kiến nghị thành phố ban hành quy định về quản lý thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Điện lực, xây dựng, đất đai, quy hoạch đô thị, ngân sách… UBND cấp huyện bố trí quỹ đất cho các công trình điện lực và công bố công khai. Những công trình sử dụng điện công suất 80 kW trở lên, chủ đầu tư tự bố trí quỹ đất của diện tích để xây dựng TBA và đường trung áp.

Hầu hết các đại biểu nhất trí với kiến nghị của EVN Hà Nội, nhưng cũng đề nghị phải giải quyết những nội dung trên cơ sở quy hoạch tổng thể của thành phố. Việc bàn giao lưới điện phải thực hiện trên cơ sở quy định của Nhà nước về nguyên tắc huy động vốn cho doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Việc xác định hướng tuyến phải tuân thủ theo quy hoạch và có sự tham gia của địa phương. Ông Nguyễn Đắc Biền- Trưởng ban chỉ đạo GPMB TP.Hà Nội - cho rằng, mặc dù đã phân cấp cụ thể nhưng ngành điện cần có “tư lệnh” kết nối để các địa phương gắn bó hơn với các công trình. Cơ chế tự thỏa thuận GPMB có thể chấp nhận được nhưng để thuận lợi hơn, cần có sự vào cuộc của địa phương.

Khẩn trương rà soát lại toàn bộ quy trình

5 năm qua, việc tổ chức quy hoạch ngành điện triển khai chưa tốt. Hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ. Có những dự án trong tầm tay nhưng việc giải quyết vẫn trì trệ, kéo dài 2-3

Ông Lê Văn Hoạt

Phó Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội

năm. Những vấn đề này, mặc dù Chính phủ, thành phố đã chỉ đạo nhưng tình hình không cải thiện được bao nhiêu. Những cảnh báo, nguy cơ không đủ điện do lưới đầu tư chậm đang đặt ra câu hỏi về công tác tổ chức. Thực tế, các quy hoạch, hỗ trợ vốn cho các dự án điện được thành phố rất chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của cả hệ thống lãnh đạo cấp quận huyện về tầm quan trọng của vấn đề này chưa tốt. Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện còn thiếu thống nhất.

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện, cần phải tìm ra xem vướng ở đâu, vướng về cái gì thì lại chưa làm được. Việc cần làm trước mắt là khẩn trương rà soát lại toàn bộ quy trình làm việc, cảnh báo nguy cơ không đảm bảo điện trong tương lai gần. Ban chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, đề xuất kiến nghị với thành phố về hướng giải quyết. Tất cả phải tập trung giải quyết, không để tình trạng việc dễ thì làm, việc khó để lại.

Mặt khác, cần phân rõ trách nhiệm của từng người, từng cơ quan thì mới có địa chỉ để khen, chê rõ ràng. Nếu ai không làm được thì trách nhiệm đến đâu. Ví dụ, hiện nay Sở Công Thương với vai trò là đầu mối cần đề xuất tham mưu các vấn đề xung quanh phần quy hoạch phát triển điện lực, vấn đề sử dụng quỹ đất cho lưới điện và kết nối giữa các cơ quan, ban, ngành với thành phố. Sở Tài nguyên môi trường có trách nhiệm trong việc đề xuất cơ chế đặc thù cho việc GPMB. Ban chỉ đạo phát triển lưới điện phải tiếp nhận giải quyết toàn bộ các vướng mắc trên nguyên tắc thống nhất một đầu mối… Hi vọng, khi các cơ quan, ban, ngành cùng chủ động tham gia, chắc chắn, sẽ giải quyết được vấn đề.

Áp dụng các cơ chế đặc thù

Ngành điện đã rất tích cực trong việc xây dựng quy hoạch và thực hiện các giải pháp cấp bách để chống quá tải, đảm bảo cung ứng điện cho Hà Nội. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thật chủ động, quyết liệt làm việc với các cơ quan nhà nước về những vướng mắc khiến cho nhiều dự án kéo dài quá lâu. Ban chỉ đạo phát triển lưới điện hầu như không

Ông Nguyễn Văn Nam

Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND TP. Hà Nội

hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy chế, không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra. Sở Công Thương cũng chưa kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về về quản lý thực hiện quy hoạch. Sự phối hợp giữa các ban ngành cơ quan cũng không có sự giao thoa thống nhất về quan điểm. Thậm chí, có nhiều vấn đề ngành điện không báo cáo, lãnh đạo Thành phố và các cơ quan cũng bị động, không nắm được những vướng mắc tổng thể. Bản thân các chủ đầu tư trong ngành điện cũng không phối hợp thống nhất với nhau, dẫn đến nhiều dự án bị chồng chéo. Kết quả thực hiện các dự án điện rất chậm, kể các công trình cấp bách.

Để khắc phục, cần có sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các bên liên quan, coi đó là việc của mình chứ không phải làm cho người khác. Thực hiện phải theo quy trình nhưng cần tập trung, áp dụng các cơ chế đặc thù. Kiểm tra lại những vấn đề đang vướng mắc, tìm giải pháp nhanh và hiệu quả hơn. Chủ trương ngầm hóa phải căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa bàn để giải quyết, cân đối giữa chi phí và lợi ích xã hội. Cải cách các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp bách. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải trên cơ sở thỏa thuận và phù hợp với quy định của Luật.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử