Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần "liều thuốc đặc trị" căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục

Cứ vào đầu năm học mới, tình trạng nhà trường lạm thu lại xảy ra gây bức xúc dư luận. Ngành giáo dục cần có liều thuốc đặc trị, để chữa “căn bệnh" này.
Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn? Đã có báo cáo xác minh việc “lạm thu” tại Trường THPT Thanh Miện III (Hải Dương)

Mới đây, dư luận xôn xao trước câu chuyện của anh Hoàng Xuân Toàn (39 tuổi, trú tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) bức xúc về việc Trường THPT Lạc Long Quân thông báo sẽ “từ chối công tác giáo dục” với con gái anh Toàn, nếu anh không đến làm việc trước 29/9/2023 để làm rõ ý kiến nói trường “không trung thực và không tôn trọng ý kiến phụ huynh”.

Sở dĩ có câu chuyện này là vì sau khi nghe trưởng ban phụ huynh lớp chia sẻ băn khoăn về thu, chi các khoản trong trường, thông báo dừng giữ vị trí này vì "trường gây sức ép"¸ anh Toàn bày tỏ ý kiến như trên trong nhóm zalo của lớp. Cách hành xử trên của phía nhà trường đã vấp phải phản ứng gay gắt từ dư luận và đích thân người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội phải lên tiếng, yêu cầu nhà trường tiếp tục cho con anh Toàn theo học.

Câu chuyện bức xúc của anh Toàn có lẽ cũng giống với nhiều bậc phụ huynh khác trên cả nước. Dù mới bước vào đầu năm học 2023-2024, thế nhưng, hàng loạt câu chuyện lùm xùm xảy ra xoay quanh việc các trường học lạm thu, rồi hiệu trưởng bị nhắc nhở và buộc phải trả lại tiền cho phụ huynh…

Trước đó, tại Trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) phát ra bản dự kiến chi tiêu, với tiền quỹ cha mẹ học sinh lên đến hơn nửa tỷ đồng. Sau khi phụ huynh phản ánh, nhà trường đã phải trả lại toàn bộ kinh phí đã vận động của phụ huynh và hiệu trưởng ngôi trường này cũng đã bị phê bình. Hay như tại Trường THCS Nguyễn Trãi (TP. Chí Linh, Hải Dương), cũng xảy ra tình trạng lạm thu gần 3,8 triệu đồng/học sinh ngay đầu năm học. Sau đó, các ngành chức năng vào cuộc và yêu cầu phía nhà trường trả lại cho phụ huynh một số khoản thu chưa đúng quy định như: Mua loa đài, bàn ghế, ti vi...

Trên đây chỉ là điểm lại số ít trong rất nhiều địa phương xảy ra tình trạng trường học lạm thu đầu năm. Mặc dù năm nào ngành giáo dục các địa phương cũng có nhiều văn bản quán triệt, nhưng tình trạng lạm thu vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng lộ liễu và số tiền thu chi năm sau còn “khủng” hơn năm trước. Không quá khi nói, đây là "căn bệnh" nan y mà ngành giáo dục cần phải có thuốc đặc trị. Vậy, nguyên nhân vì sao cứ bước vào đầu năm học, nhà trường lại coi học sinh là cái “mỏ” và cứ... đến hẹn lại thu?

Cần
Ngành giáo dục cần chữa "căn bệnh" lạm thu xảy ra đầu năm học. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, nguyên nhân chính là bởi năm nào cũng có các trường học lạm thu bị “điểm tên”, thế nhưng hình thức xử lý những trường hợp đó dường như còn quá nhẹ. Có chăng, người đứng đầu là hiệu trưởng cũng chỉ là bị phê bình, rồi sau đó lại rút dài sợi dây kinh nghiệm, vì thế đã không đủ sức răn đe hay tác động đến nhà trường, ban giám hiệu, giáo viên.

Không ít phụ huynh đặt câu hỏi, số tiền mà nhà trường lạm thu đầu năm liệu có sử dụng đúng mục đích hay không? Nói là đầu tư cơ sở vật chất, nhưng tại sao hầu như năm nào cũng thay mới? Những đồ bị cho là cũ, phải thay mới ấy liệu còn sử dụng được hay không và lý do vì sao phải thay mới? Câu chuyện này có lẽ cần phải làm rõ, bởi việc này vừa tiết kiệm tránh lãng phí, vừa không để xảy ra điều tiếng xấu xí là nguyên nhân khiến nhà trường phải lạm thu. Tất cả những câu hỏi này có lẽ phải dành cho các cơ quan quản lý của ngành giáo dục.

Lý giải về điều này, cũng có ý kiến phản biện rằng, việc đóng góp của phụ huynh là tự nguyện, việc xã hội hóa là tốt và mục tiêu cuối cùng đều nhằm nâng cao chất lượng dạy các em học sinh. Tuy nhiên, quy định đã có, các nhà trường không thể biện minh ra các lý do là vì cơ sở vật chất cũ, thiếu thốn, hay việc có “điểm mù” trong những quy định hướng dẫn về thu chi khiến nhà trường luôn phải “đi trên dây”.

Đừng trách rằng tại sao lúc lấy ý kiến phụ huynh đều đồng ý và không phản đối gì, nhưng sau đó lại “khóc” trên mạng xã hội. Cũng dễ hiểu, bởi con em họ còn đang theo học ở nhà trường, họ sợ rằng nếu lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến việc học của con mình, thực tế cũng đã xảy ra... Nếu có, nhà trường hãy tự trách chính mình rằng tại sao quy định về thu chi đã có, mà nhà trường vẫn “đè” các bậc phụ huynh ra để thu. Thực tế đâu phải là gia đình các em học sinh ai cũng có điều kiện về kinh tế để “gánh” được những khoản phí vô lý đấy. Đó là chưa kể những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đang có 2-3 con em ở độ tuổi đến trường phải “còng lưng” để lo chi phí sinh hoạt gia đình, cho con cái ăn học.

Về phía nhà trường, hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất vì là chủ tài khoản, việc thu chi các khoản đầu năm học đều có trong kế hoạch chi tiêu nội bộ được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học. Nếu việc thu chi không rõ ràng, công khai minh bạch, thì hiệu trưởng phải bị xử lý theo pháp luật quy định!.

Vì thế, chỉ có việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường, thì may ra mới ngăn chặn được tình trạng lạm thu đầu năm học. Nếu không, căn bệnh nan y "đến hẹn lại thu" vẫn cứ diễn ra. Sau mỗi vụ việc lùm xùm xảy ra, các cơ quan quản lý lại thành lập đoàn kiểm tra, nghe báo cáo, họp giải trình, trả lại tiền đã thu, nhắc nhở, quán triệt… rồi đâu lại vào đấy, cứ đầu năm học mới lại thu. Bởi vậy, việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải quyết liệt, tránh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” hay “đánh trống bỏ dùi”, tạo tiền lệ cho vi phạm tiếp diễn.

Nói như ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội Trần Thế Cương, nếu để xảy ra lạm thu sẽ quy trách nhiệm hiệu trưởng các nhà trường. Thậm chí, hành vi lạm thu nếu có sẽ bị chuyển cơ quan điều tra làm rõ, xử lý. Hầu hết các chuyên gia và nhất là các phụ huynh đều bày tỏ sự ủng hộ quan điểm trên. Đồng thời, họ chờ đợi các cơ quan quản lý, đặc biệt là ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lạm thu không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác trên cả nước như thế nào trong thời gian tới!?.

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các khoản trường học không được phép thu của phụ huynh bao gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường, lớp; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng trường, lớp…
Hà Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế 'tự nguyện' sang 'bắt buộc'

Từ vụ bé gái bị vật cứng rơi trúng đầu: Báo động về văn hóa sống chung cư

Từ vụ bé gái bị vật cứng rơi trúng đầu: Báo động về văn hóa sống chung cư

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết': Đừng vội đổ lỗi cho hạ tầng giao thông!

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công

Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công 'phông bạt'?

Từ vụ kênh Youtube

Từ vụ kênh Youtube 'Những bài học nhỏ': Cần xử lý hành vi 'câu view' từ mạng xã hội

Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hỗ trợ người dân vùng lũ: Sao kê tiếp nhận chỉ là một nửa!

Hỗ trợ người dân vùng lũ: Sao kê tiếp nhận chỉ là một nửa!

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Thăm cung điện, chơi du thuyền... để học tập nghiệp vụ xổ số

Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần

Hàng loạt các tỉnh phía Nam ủng hộ đồng bào: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Từ chuyện Fake sao kê: Đừng lợi dụng thiên tai để “đánh bóng” bản thân!

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Xem thêm