Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Quốc hội, Chính phủ đã định hướng chủ trương, ban hành chiến lược liên quan đến chuyển đổi xanh nhưng để thành công cần sớm hiện thực hoá vào cuộc sống.
Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp Ngành dệt may hướng về chuyển đổi xanh, bắt kịp xu hướng toàn cầu

Đồng thuận chủ trương chuyển đổi xanh

Sớm bắt nhịp xu hướng phát triển chung của thế giới, về mặt chính sách Việt Nam đã đồng thuận chủ trương về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Nói về điều này, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết, các nghị quyết, chủ trương chung về phát triển nhanh, bền vững, về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021- 2030 thông qua tại Đại hội XIII cũng như đề cập rất rõ trong các nghị quyết như Nghị quyết 24 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI; Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII và một loạt lĩnh vực chuyên ngành đều có nghị quyết về mặt dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Đảng như Nghị quyết 55 về vấn đề năng lượng; Nghị quyết 52 về chủ động tham gia cuộc cách mạng 4.0, Nghị quyết 06 về đô thị trong đó liên quan đến hạ tầng xanh, vật liệu xanh; hay Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông thôn.

Chính phủ cũng ban hành các chiến lược như Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược Biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh; Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; triển khai hàng loạt các kế hoạch, đặc biệt trong đó là Quy hoạch điện VIII.

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Có thể khẳng định, về mặt chủ trương, đường lối và các chiến lược chính sách rất đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề là cần đưa chủ trương vào cuộc sống và triển khai đồng bộ các chiến lược, kế hoạch”, ông Hiển nhấn mạnh.

Theo ông Hiển, thực tế, không thể phủ nhận, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc. So với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15-20% và năm 2045 đạt khoảng 25-30% trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn 2019-2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Năm 2023, Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) thu về 51,5 triệu USD; năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 ha canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha); có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…

Đây là những con số minh chứng trong các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, qua theo dõi có thể thấy, để đạt được yêu cầu chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh còn nhiều thách thức.

Để chuyển đổi xanh, phải nhất quán quan điểm đây là sự nghiệp chung của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức và phải thúc đẩy, tập trung 3 trụ cột là thể chế, khoa học công nghệ, nguồn lực, nhất là tài chính”, ông Hiển nhấn mạnh thêm.

6 vấn đề lớn cần ưu tiên thực hiện

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi xanh, hướng nền kinh tế tới phát triển bền vững có 6 vấn đề lớn cần tập trung trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, đường lối chung, chiến lược đã có trong lĩnh vực kinh tế xã hội thành các chương trình hành động cụ thể để triển khai đúng, kịp thời, theo lộ trình về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển nhanh, bền vững.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh
Việt Nam đạt những thành tựu trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh

Thứ hai, rà soát, đánh giá thực chất kết quả triển khai 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030.

Trong đó, cần đặc biệt lưu ý về kết quả triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế; khoa học, công nghệ; và các ngành tạo phát thải khí nhà kính lớn như năng lượng; công nghiệp; giao thông vận tải và dịch vụ logistics; nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba, xác định khoa học và công nghệ và yếu tố nền tảng, then chốt để đạt được các mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong tăng trưởng xanh như: Xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xanh hóa quá trình chuyển đổi.

Thứ tư, định hình tư duy và chiến lược mới về thu hút FDI trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.

Thứ năm, cần đổi mới tư duy và cách tiếp cận trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc chuyển đổi xanh thông qua việc xây dựng những tiêu chí, quy định và các chương trình hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến khả năng tiếp cận được tài chính xanh để chuyển đổi sản xuất, tiếp cận được thị trường và phát triển bền vững vì đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của chuyển đổi xanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, có cơ chế, chính sách thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh khi Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam cần tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022 - 2040 (hoặc khoảng 6,8% GDP/năm) để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon, hướng giảm phát thải ròng bằng 0.

Còn theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần huy động thêm 144 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2050, tương ứng 2,2% của GDP, nhằm hiện thực hóa cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Riêng về tài chính xanh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cũng nhận định là thách thức lớn. Tuy vậy, chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội mở ra cánh cửa cho sự đổi mới, tạo ra các nguồn lực mới, mở ra thị trường mới.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại COP 26 đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và đặc biệt là sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Trước tình hình cảnh báo lũ ở mức Báo động III, chiều 10/9, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Công văn chỉ đạo về việc theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chiều 10/9, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tuyến đê bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Chiều 10/9, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Chiều ngày 10/9, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp cho ý kiến về hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão.

Tin cùng chuyên mục

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông báo phương án điều tiết giao thông khi cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống, Hà Nội.
Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Chiều 10/9, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 10/9, Bộ Nội vụ đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ khẩn cấp, đồng thời đi trao quà cho đồng bào khó khăn sau cơn bão số 3 tại tỉnh Yên Bái.
Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ

Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ 'cháy hàng' sau bão Yagi

Sau bão Yagi, vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, những mặt hàng liên quan đến đồ cứu trợ như: Mì tôm, lương khô, áo phao cứu hộ... trở nên ''cháy hàng''.
Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam cử đoàn thăm hỏi và hỗ trợ 22 tỷ đồng để chung sức hỗ trợ các tỉnh thành phố miền Bắc khắc phục thiệt hại do do bão số 3 gây ra.
Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã khiến 15 người chết, hơn 100 người mất tích xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Ngày 10/9, Công an tỉnh Bắc Ninh đã xử lý đối tượng P.T.T, trú tại huyện Gia Bình có hành vi đăng tải thông tin thất thiệt về tình hình mưa bão.
Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ huyện Ba Vì.
Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Chiều 10/9, mực nước lũ trên sông Hồng chạm mức báo động I là 12,40m tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng (Hà Nội).
Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Ngày 10/9, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; CTCP Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục gặp biến động khi có thêm lãnh đạo từ nhiệm.
Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Nước sông Hồng dâng cao, người dân một thôn ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong lũ và tài sản tháo chạy.
Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Ngày 10/9, thành phố Hà Nội ra Lệnh báo động lũ cấp độ I trên sông Đuống và sông Hồng, đồng thời yêu cầu di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn trước khi lũ đổ về.
Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều ngày 10/9, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động Ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa trao tặng 350 triệu đồng để chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ sớm khắc phục hậu quả thiên tai.
Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Bộ Tài chính được giao xuất cấp 200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho 14 địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Cơ quan chức năng ở Hà Nội đã khắc phục sự cố vỡ bờ bao ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn và khẳng định thông tin vỡ đê là không chính xác.
Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác Dữ liệu lớn của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI WGBD) được tổ chức tại Việt Nam.
Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Nước sông Cầu trên địa bàn TP. Thái Nguyên dâng cao, kèm theo mưa lớn, dòng nước xoáy đã làm lật thuyền tự chế của người dân trên địa bàn phường.
Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Do mưa lớn gây ra, mực nước các hồ thuỷ điện dâng cao, nhiều thuỷ điện ở miền Bắc đang điều tiết xả tràn. Vậy người dân vùng hạ du cần làm gì?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động