Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông là một trong những nội dung tại Báo cáo số 104/BC-ĐCT của đoàn công tác theo Quyết định số 435/QĐ-TTg - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quy hoạch tỉnh Đắk Nông: Xác định 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030 Quy hoạch tỉnh Đắk Nông được thông qua, công nghiệp là một trong những trụ cột chính

Kinh tế xã hội khu vực có nhiều khởi sắc

Báo cáo số 104/BC-ĐCT về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và các khó khăn vướng mắc của 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chỉ rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới và Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 về việc phân công Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Đoàn công tác làm việc với 03 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông
Theo quy hoạch, công nghiệp là một trong những trụ cột của kinh tế Đắk Nông

Theo báo cáo của đoàn công tác, Tây Nguyên được Trung ương Đảng xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự của cả nước; có 47 thành phần dân tộc anh em (trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số gần 30%), sở hữu những giá trị tài nguyên tương đối đồ sộ.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong những tháng đầu năm 2023, 03 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã có những nỗ lực lớn trong phát triển kinh tế.

Kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I của Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng lần lượt là 4,21%; 4,64%; 5,63%. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quan tâm, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng, từng bước nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, đã hình thành một số điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, sự chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững ngày một rõ nét (như phát triển nông nghiệp xanh, mô hình du lịch canh nông…).

Đặc biệt, trong bối cảnh các ngành kinh tế công nghiệp, xây dựng, thu hút đầu tư trực tiếp FDI gặp khó khăn, ngành dịch vụ, du lịch của 03 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương”.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu báo cáo, thực tiễn làm việc và khảo sát thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn cộng tác chia sẻ những những tồn tại, hạn chế và thách thức mà Đảng bộ, chính quyền 03 tỉnh đang phải đối mặt như: tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 còn thấp; thu hút đầu tư vào hoạt động nông, lâm nghiệp chưa được như mong muốn; hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế; người làm nghề rừng chưa sống được bằng nghề rừng; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính ở nhóm trung bình cả nước...

Đề nghị sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Đối với các kiến nghị của địa phương, đoàn công tác đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để tạo động lực thu hút đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đoàn công tác cũng đề nghị 03 tỉnh trong công tác xây dựng, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch phải đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, phù hợp với định hướng lớn trong các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia.

Đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ thẩm định của các Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến xác đáng của các địa phương liên quan đến việc triển khai lập đồng thời các đồ án quy hoạch, phân cấp phân quyền trong công tác quy hoạch đô thị trong quá trình nghiên cứu, đề nghị sửa Luật Quy hoạch đô thị.

Thêm nữa, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao để phối hợp, hướng dẫn tỉnh Đắk Nông rà soát, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến triển khai dự án đầu tư, phát triển dịch vụ, du lịch, trong diện tích Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản bổ xít, Quy hoạch khoáng sản theo hướng rà soát lại Quy hoạch bô xít, đánh giá lại trữ lượng, đẩy nhanh quá trình khai thác từ 400 năm rút xuống còn 100 năm nhằm tận dụng cơ hội nguồn nguyên liệu đang khan hiếm mà Việt Nam có lợi thế; Ưu tiên cho các phương án có hiệu quả cao hơn, hiệu quả lâu dài về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ du lịch... cần đảm bảo nguyên tắc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, quặng bộ xít theo quy định của pháp luật.

Đối với phần đất phủ (không phải quặng bộ xít trong thân quặng) có thể cấp phép làm vật liệu san lấp. Giai đoạn thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác quặng, khai thác khoáng sản cần nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển vùng, phát triển tỉnh trong từng thời kỳ.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động