Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần xây dựng hệ sinh thái cho ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới

Trong thời kỳ 2016-2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào thị trường Hoa Kỳ tăng 30%, EU tăng 25%, thị trường CPTPP tăng 53%, Trung Quốc tăng 58,4% và thị trường ASEAN tăng 76%. Điều đó cho thấy, trong 4 năm qua, ngành dệt may đã hết sức nỗ lực để đa dạng hóa thị trường. Cơ cấu thị trường đã có sự dịch chuyển. Nếu giữ được đà này, trong 5 năm tới cơ cấu xuất khẩu thị trường dệt may sẽ tiếp tục đa dạng hơn.

Đa dạng hóa thị trường

Đánh giá chặng đường phát triển của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2015-2020 tại Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025) – tổng kết năm 2020 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), diễn ra ngày 12/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay: Trong 5 năm qua, ngành dệt may đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Thứ nhất, mặt hàng may của chúng ta lần đầu tiên vượt kim ngạch xuất khẩu vào năm 2019. Và ngành dệt may sẽ lần đầu tiên vượt ngưỡng 40 tỷ USD vào năm 2020 nếu như không có dịch Covid-19.

Thứ hai, trong nhiệm kỳ vừa qua của ban chấp hành Hiệp hội, hàng loạt FTA thế hệ mới có ý nghĩa với ngành dệt may Việt Nam như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)... đã mở ra nhiều thị trường rộng lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Và thành công là ngành dệt may đã tận dụng có hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định mang lại.

Thứ ba, trong 5 năm vừa qua, thị trường xuất khẩu của ngành dệt may đã có sự đa dạng hóa tương đối rộng, cụ thể, trong thời kỳ 2016-2019, tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng 30%, vào EU tăng được 25%, vào thị trường các nước CPTPP tăng 53%, Trung Quốc tăng 58,4% và thị trường ASEAN tăng 76%. Điều đó cho thấy, trong 4 năm qua, ngành dệt may đã hết sức nỗ lực để đa dạng hóa thị trường. Cơ cấu thị trường đã có sự dịch chuyển. Nếu giữ được đà này, trong 5 năm tới cơ cấu xuất khẩu thị trường dệt may sẽ tiếp tục đa dạng hơn.

Cần tạo ra một hệ sinh thái cho ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Đại hội

Thứ tư, năm 2016, ngành dệt may xuất khẩu tạo ra một giá trị gia tăng 14,4 tỷ USD, đến năm 2019 đã lên tới gần 20 tỷ USD. Nó giúp tạo ra giá trị gia tăng trên lãnh thổ Việt Nam, trong khi ngành dệt may xuất khẩu giữ vững ở mức độ 51% trong tổng hàng xuất khẩu trong 4 năm vừa qua. Đó là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may.

Thứ năm, trong 5 năm vừa qua, chất lượng của ngành dệt may đã nâng lên, phân khúc ngành dệt may ngắm đến các thị trường ngoài đã có sự thay đổi rõ rệt. Hàng của chúng ta là hàng trung bình và trung bình khá. Yếu tố này có ý nghĩa rất to lớn đối với giá trị gia tăng của ngành.

Thứ sáu, trong 5 năm vừa qua ngành dệt may Việt Nam cho thấy sức chống chịu rất cao. Trong năm vừa qua, trước dịch covid chúng ta đã chứng kiến một sự linh hoạt rất lớn của ngành dệt may đã kịp thời chuyển đổi sang các mặt hàng thay thế để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Điều đó cho thấy, ngành dệt may đã trưởng thành, hết sức linh hoạt và có đủ sức để chống chọi với các cú sốc.

T heo chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành dệt may đã rất thành công trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong việc phòng chống dịch bệnh và duy trì sản xuất năm 2020. Sự thành công này có dấu ấn của Hiệp hội VITAS, khi có nhiều kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành báo cáo tác động của dịch bệnh và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc về xuất khẩu thời trang, liên kết các doanh nghiệp…

"Trong giai đoạn vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do đã ký kết như FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EAEU, CPTPP, EVFTA, RCEP… Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 28,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 đã đạt 38,9 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 9,55%. Đặc biệt, giá trị xuất siêu có sự tăng trưởng: năm 2016 đạt 11,1 tỷ USD, năm 2019 đạt 16,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, thì đến năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới"- ông Vũ Tiến Lộc cho biết.

Cần tạo ra một hệ sinh thái cho ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới

Tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại

Báo cáo về kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua và trình bày về mục tiêu nhiệm kỳ tới, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS thông tin, xuất khẩu năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD, ước năm 2020 sẽ đạt hơn 35,2 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu ngành sẽ đạt 55 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 sẽ phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 11,6%.

Để đạt được kết quả trên, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, nhiệm kỳ tới 2020-2025, hiệp hội sẽ tiếp tục tăng cường tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách còn bất cập với nhà nước; đặc biệt các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành…

Ngoài ra, Hiệp hội sẽ tập trung làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm hình thành chuỗi cung ứng dệt may đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do; kết nối các trường, viện trong nước với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Cần tạo ra một hệ sinh thái cho ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS

Ông Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2040; trong đó nhà nước quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp dệt may lớn, có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án dệt nhuộm; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến.

Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và giảm chi phí cho doanh nghiệp; Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bỏ thuế VAT cho các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu (giống như vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu) để tạo điều kiện hình thành chuỗi liên kết…

Để ngành dệt may tăng tốc trong giai đoạn tới với mục tiêu chiếm lĩnh người tiêu dùng, xây dựng được hàng loạt thương hiệu Việt xứng tầm quốc tế, theo khuyến nghị của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, ngành dệt may cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường thông qua các FTA đã ký kết; tiếp tục giải quyết những khâu còn yếu như nguyên phụ liệu đầu vào; phát triển thương hiệu từng bước nâng cao giá trị gia tăng; từng bước đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của các FTA; quan tâm hơn nữa đến tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường; chú trọng hơn phát triển thị trường trong nước, bảo đảm chúng ta có tốc độ tăng trưởng tối thiểu.

"Hiệp hội cần làm tốt hơn nữa vai trò kết nối các doanh nghiệp với nhau, với Chính phủ, với cơ quan nhà nước để kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau để hình thành chuỗi cung ứng; kết nối doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế, các khách hàng để nâng cao vị trí dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu"- Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Cần tạo ra một hệ sinh thái cho ngành dệt may Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới

Đặc biệt, Hiệp hội cần giúp sức tạo ra hệ sinh thái cho ngành dệt may, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đồng thời, xây dựng một trung tâm tư vấn pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và các quy tắc xuất xứ và ứng phó vào các rào cản thị trường hóa.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định: "Với các hiệp định thương mại tự do đã có và các hiệp định đang đàm phán, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục ghi nhận phản hồi của các doanh nghiệp để liên tục hoàn thiện các quy định hiện hành, đặc biệt là phối hợp với các nước đưa ra các quy tắc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ đáp ứng các tình huống mới, ngày càng tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại".

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương hiện đang tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp; thức đẩy hoạt động xúc tiến thương mại dài hơn, tiếp tục chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may. Đặc biệt, xây dựng và sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong năm 2021 tới.

"Ngành dệt may cần tập trung giải quyết những khâu còn yếu như thiết kế và phát triển thương hiệu; từng bước tiến tới xuất khẩu sản phẩm bằng thương hiệu của chính mình; chuyển mạnh từ gia công sang các hình thức có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao hơn" - Thứ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo.

Tại Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2025), Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã thông qua tuyên bố và nghị quyết của Đại hội, đồng thời bầu Ban chấp hành của nhiệm kỳ mới. Theo đó, ông Vũ Đức Giang tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Đại hội cũng bầu ra 16 phó Chủ tịch đảm nhiệm Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động