Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính phủ chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết hậu quả thiên tai mỗi năm

“Mỗi năm, Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai” - bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tại Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với biến đối khí hậu” do Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội tổ chức ngày 13/9, tại Hải Dương.

Một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm bởi nó đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu của chúng ta, và cũng đang trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, tại Việt Nam, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại to lớn, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm. Đây là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển bền vững. Mỗi năm, Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai.

Chỉ tính riêng năm 2018, thiên tai đã xảy ra liên tiếp trên các vùng miền trong cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; xuất hiện 4 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng..., gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng, làm gần 300 người chết và mất tích.

chinh phu chi hang nghin ty dong de giai quyet hau qua thien tai moi nam
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu

Năm 2019, dự báo tình hình thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khốc liệt hơn 2018 với các đợt nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc; mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và của ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; hạn hán ở Nam Trung bộ...

Gần như 100% các trường tiểu học, THCS ở Hà Tĩnh năm nay không khai giải được đúng ngày do bị mưa lớn. Mới đây, Thái Nguyên cũng bị trận mưa lớn gây gập lụt ngay tại thành phố. Thiên tai cũng định hình, ảnh hưởng đến cả văn hóa, cách sống của người dân như ở vùng miền Trung.

Trước vấn đề này, TS. Phạm Thị Huế - Trường đại học Lâm nghiệp - cho biết, tại Việt Nam, BĐKH không những làm nhiệt độ trung bình tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra bất thường. Ví dụ, những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước…

“Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động của BĐKH. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Do vậy, Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả công tác xã hội thích ứng với BĐKH” - TS.Phạm Thị Huế nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội - bày tỏ, BĐKH đã có những tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân, thiên tai có thể gây chết người, gây thương tích cho con người, vật nuôi, làm thiệt hại về tài sản, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh… làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân trong cộng đồng và làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

“Tại Hà Nội năm nay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên đến 38 độ, mưa đã gây ngập úng tại các khu đô thị như An Khánh, Từ Liêm… nhiều điểm ngập úng cục bộ tại các khu dân cư gây thiệt hại về kinh tế khá lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân” - ông Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ.

Chủ động, tích cực ứng phó với BĐKH

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, nhận thức được các nguy cơ và thách thức của BĐKH, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH. Năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW với mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính. Mới đây nhất, ngày 23/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

chinh phu chi hang nghin ty dong de giai quyet hau qua thien tai moi nam

Trong bài phát biểu mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng có nói đến BĐKH, giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Nội dung về ứng phó với BĐKH cũng đang được Cộng đồng ASEAN quan tâm, mong muốn thúc đẩy trong các thành tố quan trọng của ASEAN về thúc đẩy khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, các cơ quan Trung ương và địa phương đã hành động tích cực nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách thành các giải pháp ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương như: Tuyên truyền, phổ biến, tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức để thay đổi hành vi ứng phó với BĐKH; đổi mới, hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực thi chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, phát triển nguồn nhân lực về ứng phó với BĐKH.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đối tác chiến lược về ứng phó với BĐKH như đẩy mạnh tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương về BĐKH; huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH; tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản trợ giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với BĐKH, trong đó các dịch vụ công tác xã hội đóng vai trò “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội thích ứng với BĐKH hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xã hội thích ứng với BĐKH là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội cũng đang tích cực hỗ trợ người dân ứng phó với BĐKH, kết hợp với các cơ quan báo chí. “Chúng tôi xác định việc thông tin đi trước, với sự tham gia của cơ quan báo chí rất quan trọng, góp phần xử lý kịp thời, hỗ trợ người dân chủ động, phản ứng nhanh với sạt lở, lũ lụt...” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nói.

TS.Phạm Thị Huế cho rằng, cần coi trọng việc nâng cao năng lực tự ứng phó của người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trước tác động của BĐKH kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác xã hội cần làm tốt vai trò kết nối các nguồn lực nhằm phục hồi, cải thiện và đa dạng các điều kiện sinh kế để đảm bảo đời sống của người dân các vùng dễ bị tổn thương, bao gồm các hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, huy động sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp, cộng đồng dân cư...

Ông Nguyễn Ngọc Minh cho biết thêm, trong thời gian tới, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan để bố trí mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1 - 2 cộng tác viên công tác xã hội. Đồng thời, thành lập các điểm tư vấn, tham vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp xã hội tại các khu vực quận, huyện, thị xã để tạo cơ hội cho người đân, đặc biệt là các đối tượng “yếu thế” được tiếp cận với hệ thống nguồn lực của Nhà nước, thành phố; tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội nói chung và các dịch vụ về ứng phó với BĐKH nói riêng ngay tại cộng đồng, hạn chế thiệt hại về người, kinh tế - xã hội do BĐKH gây ra...

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Ước tính, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 35% dân số chịu ảnh hưởng...
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Dự báo thời tiết ngày mai 22/9/2024: Miền Bắc mưa lớn, giảm nhiệt do không khí lạnh tràn về

Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Công đoàn Bộ Công Thương: Chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, công viên chức, người lao động

Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Bộ Nội vụ nói về cơ cấu tổ chức Trưởng Công an phường tại Hà Nội

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngành điện miền Nam quyên góp gần 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết

TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

TP. Vũng Tàu: LSP cùng người dân xã đảo Long Sơn thu gom rác thải

Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường đến với vùng lũ quét Yên bái, Lào Cai

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2025: Quy định 3 trường hợp sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thay đổi địa điểm tiếp nhận hàng hóa cứu trợ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Vuasanca
 hỗ trợ bà con vùng lũ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Lào Cai gửi thư cảm ơn Vuasanca hỗ trợ bà con vùng lũ

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng tuân thủ quy định chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thực hư thông tin Quỹ Phòng chống thiên tai tồn nhiều nhưng chi rất ít

Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Thanh Hóa chuẩn bị đón đợt không khí lạnh đầu tiên

Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Điểm danh những tác hại hàng đầu đối với cơ thể khi hút thuốc lá

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Nhân sự 20/9: Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhiều lãnh đạo

Xem thêm