Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính sách phòng vệ thương mại của EU được quy định như thế nào?

Để tận dụng Hiệp định EVFTA hiệu quả, phòng tránh rủi ro xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải nắm vững các quy định của EU về phòng vệ thương mại.
Cảnh báo sớm, giảm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp Chủ động bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trước hàng rào phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ

Thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng

Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế - chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên, chủ yếu nằm ở châu Âu. Tổng dân số ước tính của các quốc gia thành viên vào khoảng 447 triệu người. Liên minh châu Âu đã xây dựng được thị trường nội khối đơn nhất thông qua một hệ thống luật lệ được tiêu chuẩn hóa, áp dụng tại tất cả các quốc gia thành viên trong và chỉ trong những vấn đề mà các thành viên nhất trí sẽ hành động như một thực thể đơn nhất.

Chính sách phòng vệ thương mại của EU được quy định như thế nào?
Ảnh: TTXVN

Theo Vụ Chính sách thương mại và đa biên, Bộ Công Thương, các chính sách của Liên minh châu Âu nhằm mục tiêu bảo đảm dòng lưu chuyển tự do của người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn trong thị trường nội khối; ban hành luật tư pháp và các vấn đề nội bộ; và duy trì chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển khu vực.

Trong đó, về chính sách phòng vệ thương mại, hiện Liên minh châu Âu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có thể áp dụng thêm một số điều kiện bổ sung cho các quy tắc này để tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành công nghiệp EU khi bị tổn hại từ hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp.

Theo đó, Uỷ ban châu Âu (EC) chịu trách nhiệm điều tra các cáo buộc bán phá giá đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước ngoài EU. Cơ quan này thường mở một cuộc điều tra sau khi nhận được đơn khiếu nại từ các nhà sản xuất EU có liên quan, hoặc cũng có thẩm quyền tự khởi động các cuộc điều tra.

Bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân, hoặc bất kỳ hiệp hội nào không có tư cách pháp nhân, đại diện cho ngành công nghiệp Liên minh đều có thể yêu cầu Ủy ban châu Âu hoặc Tổng cục Thương mại bắt đầu một cuộc điều tra về phòng vệ thương mại (Quy định (EU) 2015/478). Một cuộc điều tra thường phải được hoàn thành trong 9 tháng, nhưng trong một số trường hợp nhất định, có thể được kéo dài đến 11 tháng. Quyết định về các biện pháp tạm thời được Ủy ban đưa ra sau khi tham khảo ý kiến ​​với các quốc gia thành viên EU.

Thời gian qua, các biện pháp phòng vệ thương mại được EU sử dụng, gồm: Chống bán phá giá, biện pháp này xảy ra khi các nhà sản xuất từ một quốc gia ngoài EU bán hàng hóa tại EU dưới mức giá bán tại thị trường nội địa của họ hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Ủy ban châu Âu thực hiện cuộc điều tra đối với trường hợp nghi vấn, nếu kết luận có hiện tượng bán phá giá đang diễn ra, EC có thể khắc phục mọi thiệt hại cho các công ty EU bằng cách áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Thông thường EU sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của sản phẩm cụ thể từ quốc gia bị điều tra. Thuế này có thể cố định, thay đổi hoặc theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị. Thuế chống bán phá giá có thể kéo dài trong 6 tháng (biện pháp tạm thời) hoặc dài hạn tới 5 năm.

Về trợ cấp, biện pháp này được triển khai khi một chính phủ hoặc một tổ chức công ngoài EU hỗ trợ tài chính cho các công ty để họ sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhập khẩu vào EU. Ủy ban châu Âu sẽ mở cuộc điều tra đối với các khoản trợ cấp này để làm rõ có tạo ra sự bất công và làm tổn thương các doanh nghiệp EU hay không. EC được phép chống lại mọi tác động bóp méo thương mại của các khoản trợ cấp này đối với thị trường EU.

EU có thể áp một số loại thuế để hạn chế các lợi ích từ việc được trợ cấp đối với các hàng hoá nhập khẩu khi khoản trợ cấp này ảnh hưởng đến một ngành hoặc một nhóm ngành công nghiệp cụ thể. Các biện pháp trả đũa dưới hình thức áp thuế đối với hàng nhập khẩu của các sản phẩm được trợ cấp (cố định, thay đổi hoặc theo tỷ lệ). Các biện pháp này có thể kéo dài trong 4 tháng (biện pháp tạm thời) hoặc dài hạn tới 5 năm.

Đối với biện pháp tự vệ, được sử dụng trong trường hợp một ngành công nghiệp của EU bị ảnh hưởng bởi sự tăng mạnh, không dự đoán trước và đột ngột của hàng nhập khẩu. Mục đích của biện pháp này là để cho phép ngành công nghiệp EU một khoảng thời gian tạm thời để thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Tự vệ là biện pháp ngắn hạn để điều tiết nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp của EU có thời gian thích ứng với sự tăng đột biến, không lường trước của hàng nhập khẩu và luôn đi kèm với yêu cầu bắt buộc tái cấu trúc ngành công nghiệp liên quan. Các biện pháp tự vệ tạm thời có thể kéo dài tới 200 ngày và các biện pháp dứt khoát lên tới 4 năm. Nếu áp dụng vượt quá 3 năm, các biện pháp áp dụng phải được xem xét giữa kỳ và có thể được gia hạn cho đến tổng cộng 8 năm.

Doanh nghiệp cần nắm rõ quy định của thị trường

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương dẫn số liệu hống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, tính đến hết tháng 6 năm 2022, EU đã điều tra tổng cộng 644 vụ việc và áp dụng 408 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu.

Đối với Việt Nam, hiện nay EU chỉ đang áp dụng duy nhất biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép. Trong năm 2022, EU không điều tra, áp dụng biện pháp mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, EU cũng tiếp tục tiến hành rà soát biện pháp tự vệ đang áp dụng đối với một số sản phẩm thép.

Cụ thể, ngày 2 tháng 1 năm 2019, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra. Thuế trong hạn ngạch bằng thuế suất MFN hiện hành là 0%, thuế vượt hạn ngạch là 25%. Biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021. Tháng 7 năm 2021, EC quyết định gia hạn và giữ nguyên biện pháp tự vệ thêm 03 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.

Tháng 12 năm 2021, EC thông báo rà soát định kỳ hàng năm biện pháp tự vệ đối với sản phẩm này. Tháng 5 năm 2022, EC đã ra quyết định cuối cùng của vụ việc rà soát. Theo đó, Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch chung với các nước khác theo từng quý đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang EU tới 30 tháng 6 năm 202414. Tháng 12 năm 2022, EC tiếp tục thông báo khởi xướng rà soát biện pháp tự vệ đối với sản phẩm này nhằm xem xét chấm dứt biện pháp vào năm 2023.

Ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã có sự cải thiện về mức độ quan tâm tới phòng vệ thương mại, khả năng ứng phó với các vụ điều tra từ các thị trường xuất khẩu cũng đã tốt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, để tận tụng các ưu đãi của các FTA mà Việt Nam tham gia doanh nghiệp cần phải thúc đẩy sự quan tâm hơn đến phòng vệ thương mại.

Đối với thị trường EU, theo ông Chu Thắng Trung, Hiệp định EVFTA đang thực thi đã mang lại những hiệu ứng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Song các nguy cơ về việc bị thị trường EU điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam là điều không tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đang gia tăng sử dụng công cụ này để bảo vệ ngành sản xuất trong nươc.

"Do đó, bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp, ngành hàng cần quan tâm đến các quy định về phòng vệ thương mại của EU, từ đó để có những chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, đòi hỏi của thị trường; qua đó tránh bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gây tác động tiêu cực cho việc tận dụng EVFTA"- ông Chu Thắng Trung khuyến nghị.

Liên minh châu Âu hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 là 56,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện với những đảm bảo cho cả Việt Nam và EU và cũng tính đến khoảng cách phát triển giữa hai bên.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc' tại xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Ngày 19/11, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Ngày 12/11, Bộ Công Thương ban hành quyết định về kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội.

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Từ kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của ngành nhôm Việt Nam, doanh nghiệp phải tập trung vào chất lượng thay vì giá để tránh bị điều tra.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Nhằm duy trì xuất khẩu, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á - châu Phi và châu Đại Dương.
Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, Ủy ban Tự vệ Indonesia đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc.
Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội.
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Vuasanca tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn "Các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế" cho doanh nghiệp.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Ngày 12/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại.
Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra trong vụ rà soát việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía.
Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động