Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính sách thuế với đồ uống có cồn: Đảm bảo lợi ích hài hoà, phù hợp thực tế của Việt Nam

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn cần đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan và phù hợp thực tế trong nước.
Đồ uống có cồn bất hợp pháp chiếm tới 63% lượng tiêu thụ tại Việt Nam Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Vẫn kiến nghị lùi thời điểm áp dụng Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Đề xuất 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia

Chiều ngày 30/7, tại TP. Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm “Chính sách thuế với đồ uống có cồn”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam - cho biết, ngày 8/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Theo ông Phạm Thu Phong, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 2025 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai nghiên cứu xây dựng hồ sơ dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật đã được gửi xin ý kiến các bộ, ban ngành, Hiệp hội doanh nghiệp có liên quan tại Công văn số 6059/BTC-CST ngày 11/6 và được đăng tải toàn bộ trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến công khai.

Chính sách thuế với đồ uống có cồn: Đảm bảo lợi ích hài hoà, phù hợp thực tế của Việt Nam
Ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam phát biểu khai mạc toạ đàm

Thông tin chi tiết về những phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn, bà Nguyễn Thúy Anh - Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế - cho biết, tại dự thảo tờ trình Luật tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án tăng thuế. Cụ thể, đối với phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia theo lộ trình. Với rượu từ 20 độ trở lên, năm 2026 sẽ áp dụng mức thuế suất 70%; 2027 là 75%; 2028 là 80%, 2029 là 85% và đến năm 2030 mức thuế này sẽ là 90%. Đối với rượu dưới 20 độ, mức thuế suất từ năm 2026 - 2030 sẽ ở mức 40 - 60%. Đối với mặt hàng bia, dự thảo đề xuất, kể từ 2026 - 2030, mỗi năm sẽ tăng thêm 5% thuế tiêu thụ đặc biệt, để đến năm 2030 mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia đạt 90%.

Phương án 2, rượu từ 20 độ trở lên sẽ có mức thuế 80% vào năm 2026 và đạt mức 100% vào năm 2030. Với rượu dưới 20 độ, thì mức thuế 50% được triển khai từ năm 2026 và đến năm 2030 đạt mức 70%. Riêng mặt hàng bia, từ năm 2026 - 2030 sẽ tăng 5%/năm, đạt mức 80% vào năm 2026 và đạt mức 100% vào năm 2030.

Đánh giá tác động của các đề xuất này, theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Qua đó, hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Với đề xuất này, giá bán rượu, bia năm 2026 sẽ tăng 2-3% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Mặt khác, việc định hướng, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm rượu, bia góp phần kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây bệnh, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện. Tăng thuế không chỉ góp phần giảm sử dụng ở cả nam và nữ, mà còn cản trở tiếp cận của vị thành niên do giá bán tăng...

“Theo cam kết gia nhập WTO, việc áp dụng phương pháp tính thuế tỷ lệ đối với bia, rượu là hoàn toàn phù hợp cam kết của Việt Nam” - bà Nguyễn Thúy Anh - cho hay. Tuy nhiên, phương án này sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu, bia do tác động giảm tiêu thụ.

Đối với phương án 2, theo tính toán của Bộ Tài chính sẽ làm tăng thu ngân sách nhà nước nhiều hơn so với phương án 1. Theo đó, giá bán năm 2026 sẽ tăng 10% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Do ngay từ khi Luật có hiệu lực (2026), mức tăng thuế cao hơn giải pháp 1 đáng kể nên sẽ có tác động ngay lập tức đến giảm sử dụng rượu, bia hiệu quả nhanh hơn ngay từ năm 2026.

Bên cạnh đó, số thu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tăng nhanh hơn nhiều trong năm đầu tiên, các năm sau mức độ tăng có tốc độ chậm hơn. Giải pháp này có hiệu quả tức thì theo phương pháp tăng nhanh và mạnh ngay khi Luật có hiệu lực để mang lại tác dụng hiệu quả ngay trong việc giảm sử dụng. Vì nếu tăng từ từ thì người sử dụng lại có thời gian để thay đổi, đáp ứng hơn với sự tăng thuế chậm. Tuy nhiên, giống như phương án 1, phương án này sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu, bia do tác động giảm tiêu thụ.

Chính sách thuế với đồ uống có cồn: Đảm bảo lợi ích hài hoà, phù hợp thực tế của Việt Nam
Tọa đàm “Chính sách thuế với đồ uống có cồn”

Đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan

Theo ông Phạm Thu Phong, những sửa đổi của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có tác động đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật và người tiêu dùng. Vì vậy, việc lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia trong việc sửa đổi Luật được Bộ Tài chính rất quan tâm, chú trọng...

Tại toạ đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đều đồng thuận cao về chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn cần đảm bảo hài hoà lợi ích các bên liên quan và phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam - cho biết, quá trình hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian từ năm 1990 đến nay đã thể hiện rõ tính chất điều tiết, đặc trưng của sắc thuế và mức độ phức tạp của thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung, đồ uống có cồn, rượu bia nói riêng. Khi xây dựng các chính sách điều tiết thu ngân sách nhà nước đối với các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (bao gồm rượu bia) phải được tính toán các phương án, đảm bảo hài hòa các yếu tố: Sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội; điều tiết thu ngân sách nhà nước; ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm cho người lao động; góp phần kiểm soát sản phẩm nhập lậu.

“Trong tiến trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, cải cách thể chế và quản lý thuế cần thực hiện song hành, hài hòa giữa thực hiện theo thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Cúc góp ý.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Cúc, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, đột ngột có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt đề ra. Do thực tế việc tăng thuế cao có thể dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu; hoặc chuyển cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách dân tự nấu rượu, tự pha chế; không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu - Nước giải khát Việt Nam - cho biết, hiện nay chính sách quản lý mặt hàng bia, rượu ở Việt Nam khá đồng bộ. Tuy nhiên, mới chỉ quản lý hiệu quả đối với mặt hàng bia, còn rượu thì chưa hiệu quả. “Trong tổng số khoảng 500 triệu lít rượu được sản xuất tại Việt Nam hiện nay, có đến 80% là rượu trôi nổi. Đấy chính là vấn đề sinh ra hậu quả tình trạng ngộ độc methanol diễn ra liên tục trong thời gian qua” - ông Nguyễn Văn Việt khẳng định.

Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu - Nước giải khát Việt Nam cũng dẫn chứng số liệu từ Tổng cục Thống kê, có đến 75% số lượng rượu bán ra thị trường hiện nay “trốn thuế” nên nhà nước thất thu khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, những sản phẩm đồ uống có cồn do các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đang phải “cõng” 15 loại thuế, phí. Đồng thời, do nhiều chính sách từ cơ quan quản lý và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thay đổi nên riêng sản lượng bia giảm liên tiếp trong 3 năm gần đây, với mức giảm từ 15 - 20%.

“Trong những năm, sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam dự kiến còn giảm nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước, người lao động mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đế an sinh xã hội…” - ông Nguyễn Văn Việt dự báo.

Rất đồng tình với quan điểm tăng thuế thu nhập đặc biệt của Bộ Tài chính, tuy nhiên với nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Việt kiến nghị Bộ Tài chính xem xét mức độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của kinh tế, xã hội trong nước.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Đến thời điểm này, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 2% cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
HoREA kiến nghị giảm mạnh thuế cho các doanh nghiệp bất động sản

HoREA kiến nghị giảm mạnh thuế cho các doanh nghiệp bất động sản

HoREA đề xuất áp dụng thuế suất ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội và cải tạo nhà chung cư.
Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Sau khi bị phát hiện ra hàng loạt vi phạm, không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và kinh doanh, Chứng khoán HVS đã chính thức bị đình chỉ hoạt động.
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

PGBank đề nghị Công an Gia Lâm khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đề nghị khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

Vừa giảm lãi suất vay, nhiều ngân hàng triển khai các gói tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tài chính kịp thời để giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên VCB Digibank

Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank.
An tâm gửi tiền tại các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

An tâm gửi tiền tại các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

Các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được đảm bảo.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai

Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai

Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Lào Cai 150 tỷ đồng và tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3.
5 điều cần biết khi gửi tiết kiệm

5 điều cần biết khi gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là lựa chọn an toàn và hiệu quả bởi người gửi có thể giữ được số tiền gốc mà còn được nhận thêm tiền lãi.Tiền gửi tiết kiệm được bảo hiểm tiền gửi
Hai doanh nghiệp bất động sản Nice Star và Nam Land bị xử phạt nặng

Hai doanh nghiệp bất động sản Nice Star và Nam Land bị xử phạt nặng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star và Công ty TNHH Nam Land.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sau bão lũ

Khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sau bão lũ

Bão số 3 đã gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với các khách hàng vay vốn. Các ngân hàng đã có những thống kê bước đầu và phương án hỗ trợ khách hàng.
Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vừa chính thức ra mắt, Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (VPCA) đã đưa ra mục tiêu thu hút 35 tỷ USD vốn đầu tư cho Việt Nam đến năm 2035.
Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ sở hữu thương hiệu Kem Tràng Tiền và Bánh Givral tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lỗ luỹ kế gần 655 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.
Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Sau khi bị hủy niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 6/9/2024, cổ phiếu của HBC và HNG sẽ chính thức có phiên giao dịch trở lại trên sàn UPCoM.
BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

Sau hơn 2 tháng triển khai, sản phẩm Tiền gửi xanh của BIDV nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và ngân hàng thành công huy động 5.000 tỷ đồng.
Vietbank và

Vietbank và 'cú đúp' trong ngày khai trương Điểm giao dịch thứ 119 – Phòng giao dịch Vietbank Thuận An

Sáng ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) khai trương điểm giao dịch thứ 119 Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank Thuận An)
Bảo Minh khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Bảo Minh khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Cam kết đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, Bảo Minh đã khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão.
Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi hàng nghìn tỷ đồng bồi thường do siêu bão Yagi gây ra

Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi hàng nghìn tỷ đồng bồi thường do siêu bão Yagi gây ra

Ước tính các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chi trả hàng nghìn tỷ đồng bồi thường cho khách hàng do những rủi ro mà bão Yagi gây ra.
Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm, các ngân hàng đã dành nguồn vốn ưu đãi dồi dào, cùng giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay.
PVcomBank ra mắt tính năng

PVcomBank ra mắt tính năng 'Quỹ hội nhóm' trên PVConnect

PVcomBank triển khai tính năng “Quỹ hội nhóm” trên ứng dụng PVConnect, giúp người dùng theo dõi, quản lý các khoản chi tiêu chung một cách minh bạch, hiệu quả.
Chứng khoán Việt Tín

Chứng khoán Việt Tín 'đứt' liên lạc với HOSE vì siêu bão Yagi

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khiến cả hai đường truyền chính và dự phòng của Chứng khoán Việt Tín (VTSS) kết nối tới HOSE bị gián đoạn trong ngày 9/9.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động