Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru

Cập nhập thông tin về thị trường Peru trên Vuasanca điện tử
Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru

I. Khái quát:

  • Tên chính thức: Cộng hoà Pê-ru (República del Perú).
  • Thủ đô: Li-ma (Lima), thành lập ngày 15/1/1535.
  • Vị trí địa lí: ở Nam Mỹ, phía Bắc giáp Ê-qua-đo và Cô-lôm-bi-a, phía Nam giáp Chi-lê, phía Đông giáp Bra-xin và Bô-li-vi-a, phía Tây giáp Thái Bình Dương.
  • Tôn giáo: Thiên Chúa giáo (81,3%) và Tin lành (12,5%).
  • Diện tích: 1.285.216 km2 (đứng thứ 6 ở Châu Mỹ và thứ 20 trên thế giới).
  • Dân số: 33,4 triệu (2021); mật độ dân số: 23 người/km2; 45% dân số là thổ dân da đỏ; 37% người lai; 15% người da trắng và 3% là người Nhật, Trung Quốc và nguồn gốc khác.
  • Quốc khánh: 28/7/1821 (ngày Độc lập).
  • Ngôn ngữ: tiếng Tây Ban Nha và thổ ngữ Kê-chua (Quechua).
  • Tiền tệ: Đồng Xôn mới (Nuevo Sol); 3,9 Xôn mới = 1 USD. (10/2024)
  • Tổng thống: Đi-na Bô-lu-át-tê (Dina Boluarte, nhậm chức 7/12/2022).
  • Thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng): Gút-ta-vô Li-nô A-đơ-rian-xên (Gustavo Lino Adrianzén)
  • Ngoại trưởng: Ên-mê Hô-xê Hên-man Xan-xê-đô (Elmer José Germán salcedo).

II. Lịch sử:

  • Trước 1522 thổ dân da đỏ sống tại đây với nền văn minh In-ca nổi tiếng.
  • 1522: Tây Ban Nha xâm chiếm.
  • 1542: Tây Ban Nha thiết lập chế độ thực dân.
  • 28/7/1821: Pê-ru tuyên bố độc lập.
  • 1824: Pê-ru giành độc lập hoàn toàn bằng đấu tranh vũ trang. Các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền.
  • 3/10/1968: Tướng Hoan Vê-la-xcô An-va-ra-đô (Juan Velasco Alvarado) lên cầm quyền, thực hiện chính sách dân tộc chủ nghĩa, tiến bộ.
  • 29/8/1975: Tướng Phrăn-xi-xcô Mô-ran-lết Bê-mu-đết (Francisco Morales Bermudez) lên làm Tổng thống.
  • 18/5/1980: Ứng cử viên của đảng Bảo thủ Bê-la-un-đê Tê-ry (Belaunde Terry) trúng cử Tổng thống.
  • 1985-1990: Ứng cử viên đảng Liên minh cách mạng nhân dân châu Mỹ (APRA) A-lan Ga-xi-a trúng cử Tổng thống, trở thành Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Pê-ru, tuy nhiên phải đối phó với tình trạng tham nhũng, kinh tế khủng hoảng. Tổng thống Ga-xi-a phải sống lưu vong tại Cô-lôm-bi-a và Pháp từ năm 1992 và trở về Pê-ru năm 2001.
  • 6/1990: Ứng cử viên của đảng Thay đổi 90 An-béc-tô Phu-hi-mô-ri (Alberto Fujimori) trúng cử Tổng thống với 56,5% số phiếu bầu. Tổng thống Phu-hi-mô-ri tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào tháng 5/1995 và tuyên bố tái đắc cử nhiệm kỳ ba vào tháng 5/2000, nhưng trước việc bị phản đối có gian lận trong bầu cử, đã tuyên bố từ chức và xin cư trú ở Nhật Bản (11/2000).
  • 6/2001: Ứng cử viên Đảng Pê-ru Có thể (Peru Posible) A-lê-han-đrô Tô-lê-đô (Alejandro Toledo) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2.
  • 6/2006: Ứng cử viên Liên minh cách mạng châu Mỹ (APRA) A-lan Ga-xi-a giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2 nhiệm kỳ 2006-2011, lần thứ 2 trở thành Tổng thống Pê-ru nhiệm kỳ 2006-2011.
  • 6/2011: Ứng cử viên Liên minh Pê-ru chiến thắng (Gana Peru) U-ma-la Ta-xô (Umala Tazo) giành thắng lợi tại vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2011-2016, đánh dấu sự trở lại của chính quyền cánh tả sau 25 năm.
  • 6/2016: Ứng cử viên của Đảng Người Peru vì sự Thay đổi Pê-đờ-rô Pap-lô Ku-xin-sờ-ki giành thắng lợi tại vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống, nhiệm kỳ 2016-2021 và từ chức ngày 21/3/2018 do dính tới bê bối tham nhũng.
  • 23/3/2018: Theo Hiến pháp Peru, Phó Tổng thống thứ nhất Martin Vizcarra nhận chức Tổng thống cho đến hết nhiệm kỳ 2021.

- 30/9/2019: Tổng thống Peru Martin Vizcarra tuyên bố giải tán Quốc hội Peru, do phe đối lập chiếm đa số, và thông báo Quốc hội mới sẽ được bầu vào ngày 21/1/2020.

- 26/1/2020: Các cử tri Peru đã tham gia bỏ phiếu bầu ra các thành viên Quốc hội mới bắt đầu nhiệm kỳ tháng 3/2020 (Đảng Hành động nhân dân trung hữu được nhiều ghế nhất với 24/130 ghế, Liên minh vì tiến bộ cánh hữu đứng thứ 2 với 18 ghế, Đảng liên minh vì Peru trung lập đứng thứ 3 với 17 ghế).

- 28/07/2021: Tân Tổng thống Pedro Castillo chính thức nhậm chức Tổng thống Peru nhiệm kỳ 2021-2026.

- Ngày 07/12/2022, Tổng thống Peru Pedro Castillo bị Quốc hội Peru phế truất và bị bắt giam. Phó Tổng thống Peru Dina Boluarte đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngay sau đó hai tiếng.

III. Chính trị:

Thể chế nhà nước: Cộng hòa.

Hệ thống hành pháp: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm và không được tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Hệ thống lập pháp: Quốc hội có 120 ghế, được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.

Hệ thống tư pháp: gồm có Toà án tối cao và các toà án cấp địa phương.

Các Đảng phái chính trị chính: Liên minh cách mạng châu Mỹ (APRA), Đảng Pê-ru Có thể (PP), Đảng Đoàn kết quốc gia (UN), Đảng Hành động quốc gia (AP), Đảng Chúng ta là Pê-ru (SP), Liên minh Pê-ru Chiến thắng...

IV. Kinh tế:

Peru là một trong những nền kinh tế phát triển năng động tại khu vực. Từ năm 2014 tới nay, GDP Peru tăng trưởng chậm lại, ở mức 3,1% so với mức 6,1% trong giai đoạn 2002-2013, chủ yếu do giá hàng hóa quốc tế giảm, bao gồm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Peru là đồng; dẫn đến giảm đầu tư tư nhân, thu nhập tài chính và sức mua trong nước. Theo đó, Chính phủ phải áp dụng các biện pháp quản lý thận trọng chính sách tài khóa, tiền tệ, hối đoái và tăng cường xuất khẩu khoáng sản. Trong các năm 2018, 2019, tăng trưởng GDP Peru lần lượt ở mức 3,9% và 2,2%. Do bị tác động bởi đại dịch Covid 19, GDP Peru năm 2020 của Peru đã giảm 11,12% so với năm 2019, mức giảm thấp nhất trong hơn ba thập kỉ. Sau khi đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, GDP Peru năm 2021 hồi phục tích cực với mức tăng trưởng 13,3%, năm 2022 đạt 2,8%, 2023 đạt 0,9% và dự báo tăng trưởng năm 2024 đạt 2,3 %.

Peru đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế thế giới thông qua các cơ chế đa phương: tham gia Liên minh Thái Bình Dương; đàm phán xin gia nhập Nhóm G20. Ngày 16/7/21, Quốc hội Peru đã thông qua Nghị định gia nhập Hiệp định CPTPP, theo đó chính thức gia nhập CPTPP vào ngày 19/9/2021.

V. Đối ngoại:

- Peru coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Bolivia, Brasil, Ecuador, Chile và Colombia) thông qua các cơ chế đối thoại song phương và giải quyết một số vấn đề về biên giới còn tồn tại; ưu tiên quan hệ với Liên minh Thái Bình Dương (gồm Peru, Mexico, Chile và Colombia), các cơ chế hợp tác liên khu vực; duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ song đồng thời tăng cường quan hệ với các nước có trao đổi kim ngạch thương mại lớn như Trung Quốc. Chính quyền hiện nay kế thừa đường lối đối ngoại truyền thống, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Nam Mỹ; tập trung vào các chủ đề về dân chủ, nhân quyền, môi trường, xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hội nhập khu vực Nam Mỹ, hội nhập Mỹ Latinh và Caribe, củng cố cộng đồng Andina, thúc đẩy vai trò của Liên Minh Thái Bình Dương (AP), vận động nguồn tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

- Peru là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức các nước Châu Mỹ (OEA), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh (ALADI), Phong trào Không Liên kết và nhóm G15, thành viên sáng lập Hiệp ước Andes (1969) nay là Cộng đồng Andes (CAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC), Liên minh Thái Bình Dương (AP)…

VI. Quan hệ Việt Nam - Peru:

Việt Nam và Peru thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/11/1994. Hiện Đại sứ ta tại Brasil kiêm nhiệm Peru. Tháng 8/2013, Chính phủ Peru đã quyết định mở Đại sứ quán tại Hà Nội do Đại biện đứng đầu. Tháng 12/2014, Chính phủ Peru quyết định cử Đại sứ Thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay Đại sứ quán Việt Nam tại Brasil kiêm nhiệm Peru.

Về trao đổi đoàn, nổi bật về phía Peru có các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Alberto Fujimori (7/1998), Bộ trưởng Ngoại giao Oscar Maurtúa (2/2006), Phó Tổng thống Luis Giampietri dịp dự HNCC APEC 14 (11/2006); Tổng thống Pablo Kuczynski dự HNCC APEC 25 tại Đà Nẵng (11/2017), Bộ trưởng Ngoại giao Peru Allan Wagner (11/2018); phía Việt Nam có đoàn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (3/2013) thăm Peru, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2008) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (11/2016) tham dự Hội nghị cấp cao APEC. Hai bên duy trì khá thường xuyên các cuộc tiếp xúc song phương tại Liên hợp quốc, APEC, gần đây có cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Tổng thống Dina Boluarte tại HNCC APEC 2022, cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Dina Boluarte tại HNCC APEC tại San Francisco tháng 11/2023.

Hai bên đã thiết lập các cơ chế hợp tác như Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (hai bên đã triển khai tổng cộng 05 Phiên Tham khảo chính trị, trong đó phiên gần nhất diễn ra vào tháng 10/2024) và Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Peru về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật (phiên II được tiến hành theo hình thức trực tuyến vào tháng 07/2022). Hai nước cũng đã ký kết nhiều Hiệp định và Thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp, thủy sản, khoa học-công nghệ. Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, MOU hợp tác trong khuôn khổ APEC, Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp...

Về thương mại, trao đổi song phương đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Trong vòng 05 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng đến 79,1% từ mức 353,78 triệu USD (năm 2016) lên mức 600 triệu USD (năm 2022); năm 2023 đạt 486 triệu USD; 9 tháng đầu năm 2024 đạt 289,6 triệu USD.

Hai bên có nhiều cơ hội nâng cao kim ngạch thương mại khi đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều cam kết ưu đãi trong rất nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau.

Về đầu tư, Việt Nam hiện có hai dự án đầu tư quan trọng tại Peru trên các lĩnh vực viễn thông (Tập đoàn Viễn thông quân đội/Viettel) và dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam/PVN) với số vốn hơn 1 tỉ USD.

Hai nước duy trì sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại Liên Hợp quốc và các diễn đàn đa phương./.

Mobile VerionPhiên bản di động