Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1

Ngày 31/1, ông Nguyễn Tuấn Tùng Chủ tịch HĐTV EVNNPT đã dẫn đầu đoàn công tác EVNNPT làm việc và kiểm tra công tác ứng dụng KHCN trong QLVH lưới điện tại PTC1
EVNNPT: Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong quản lý

Đoàn công tác do Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Nguyễn Tuấn Tùng dẫn đầu đã làm việc với Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) về công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành đường dây tại trụ sở Đội truyền tải điện An Dương – Truyền tải điện Đông Bắc 2, TP . Hải Phòng.

Theo báo cáo của Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1), hiện công ty đang quản lý vận hành 11.123,564 km đường dây 500kV và 220kV với tổng 76 TBA trong đó 14 TBA 500kV, 62 TBA 220kV.

Năm 2022, khối lượng đường dây do Công ty quản lý tăng 421,835 km tương ứng tăng 3,94%, khối lượng TBA tăng 2 TBA tương ứng 2,63%, dung lượng MBA tăng 1225 MVA tương ứng 2,41% so với năm 2021. Tính trong cả giai đoạn 2018-2022 khối lượng đường dây do PTC1 quản lý đã tăng 9,06%, khối lượng TBA tăng 16,92% và dung lượng MBA tăng 24,30%.

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Năm 2022 khối lượng TBA của PTC1 tăng 16,92%

Với khối lượng tăng thêm như vậy trong điều kiện nguồn nhân lực không có nhiều biến động, công tác tuyển dụng lao động gặp rất nhiều khó khăn nhất là cho các khu vực Tây Bắc trong khi tại các địa bàn này địa hình đồi núi phức tạp, điều kiện làm việc hết sức khó khăn nên công tác thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao càng khó khăn hơn bao giờ hết.

Trước tình hình trên với sự chỉ đạo của EVNNPT trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành nhằm nâng cao năng suất lao động, kịp thời phát hiện sớm các khiếm khuyết trên hệ thống truyền tải, thời gian qua PTC1 đã triển khai nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý vận hành lưới điện như: công nghệ UAV, hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo giông sét, camera tích hợp AI, GIS, Vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao (hotline)…

Theo đó, công ty đã ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) vào các hoạt động như: Kiểm tra tình trạng dây dẫn, dây chống sét, khóa néo, ống nối, ống vá; chuỗi cách điện; phụ kiện; tình trạng sạt lở trước và sau mưa bão; kiểm tra hành lang… và đã phát hiện kịp thời được rất nhiều khiếm khuyết bất thường để xử lý.

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Thiết bị bay UAV được PTC1 ứng dụng trong quản lý, vận hành lưới điện

Tính đến tháng 01/2023, PTC1 có tổng số 57 thiết bị bay không người lái (UAV). Qua đánh giá hiệu quả mà UAV mang lại, đại diện công ty PTC1 cho biết, việc áp dụng UAV trong công tác quản lý vận hành đã mang lại rất nhiều lợi ích như: Kiểm tra tình trạng thiết bị mang điện mà không cần cắt điện, giảm thời gian cắt điện, giảm các nguy cơ rủi ro cho người công nhân khi phải trèo cao và đã phát hiện kịp thời được rất nhiều khiếm khuyết bất thường để xử lý, đảm bảo an toàn vận hành cho ĐZ; kiểm tra được tình trạng sạt lở trước và sau mưa bão; giảm nguy cơ rủi ro và công sức cho người công nhân,…

Tuy nhiên qua quá trình triển khai đơn vị cũng gặp một số khó khăn về điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết bất lợi không thể sử dụng được UAV như mưa phùn, sương mù điển hình ở khu vực miền Bắc đặc biệt là vùng cao, khu vực thung lũng gió lớn, mưa lớn, vận hành thời gian dài khi thời tiết nắng gắt trên 40độ C… Chất lượng Pin nhanh suy giảm, thời gian và nhân công bảo dưỡng UAV mất nhiều thời gian; Chi phí thay thế Pin, sửa chữa UAV lớn cũng như chi phí xin cấp phép bay hàng năm,…

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Ứng dụng công nghệ giúp phát hiện sớm các khiếm khuyết trên đường dây

Đối với công nghệ camera tích hợp AI trong giám sát đường dây, tính đến tháng 01/2023, PTC1 đã lắp đặt được tổng số 78 bộ camera giám sát, trong đó 6 bộ đã có AI tích hợp.

Từ năm 2019, PTC1 đã triển khai lắp đặt thử nghiệm camera giám sát hành lang an toàn lưới điện tại các điểm có nguy cơ mất an toàn như: Giám sát máy móc, phương tiện thi công thường xuyên qua lại, tập kết phía dưới…; giám sát khu vực người dân thường xuyên thả diều gần hành lang đường dây như: Khu vực huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), Thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), giám sát khu vực có nguy cơ cháy, các hoạt động khai thác cây cháy rừng,…

Việc áp dụng camera đặc biệt là khi tích hợp AI tự nhận diện theo một số chuyên đề giám sát hành lang đã mang lại hiệu quả như: Giúp giảm thời gian nhân công đến trực tiếp hiện trường, có thể quan sát từ xa qua thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng), có thể nhận thông báo qua nhiều nền tảng (tin nhắn SMS, Zalo, Viber…).

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Camera tích hợp AI giám sát hành lang lưới điện, được ứng dụng tại Truyền tải điện Hà Nội trên đường dây 220kV

Tuy nhiên quá trình áp dụng thử nghiệm camera gắn trên cột có một số hạn chế về Pin do số giờ nắng trong năm tại khu vực miền Bắc thấp không đủ để cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống hoạt động ổn định đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mạng không dây (3G/4G) một số khu vực vùng núi không ổn định thường chập chờn khi thời tiết xấu, khả năng giám sát ban đêm, khi thời tiết mưa phùn, sương mù, nồm ẩm của Camera còn hạn chế,…

Đối với hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo giông sét, hệ thống đã giúp PTC1 tìm nhanh chóng điểm sự cố đường dây, dữ liệu sét dùng để mô phỏng, báo cáo phân tích sự cố để đánh giá đúng bản chất, nguyên nhân sự cố để từ đó đưa ra giải pháp nhằm giảm sự cố lặp lại và có giải pháp ngăn ngừa đối với các các vị trí khác tương tự vị trí bị sự cố. Hiện dữ liệu hệ thống quan trắc sét và hệ thống định vị sự cố đường dây (FL) đang được tích hợp với hệ thống GIS để xác định vị trí điểm sự cố tự động.

Bên cạnh đó từ năm 2016 PTC1 đã triển khai áp dụng Hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS nhằm thiết lập dữ liệu nền trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành để liên kết, kết nối tương thích với các hệ thống phần mềm khác. Từ khi đưa vào vận hành PTC1 đã trển khai các công việc trên hệ thống như: tạo danh mục công trình đường dây, vị trí và triển khai nhập dữ liệu, thu thập dữ liệu vận hành, cập nhật kết quả kiểm tra tồn tại…Qua đó hệ thống đã giúp tra cứu dữ liệu như thông số thiết bị, thông số vận hành, chiều dài, cung đoạn quản lý.

Mặc dù vậy, hệ thống cũng còn những hạn chế về việc xem xét dữ liệu chưa thuận tiện do bị giới hạn dung lượng các tệp lên hệ thống, hạ tầng máy chủ còn hạn chế.

Đồng thời, năm 2022, PTC1 đã triển khai áp dụng thử nghiệm Hệ thống quản lý đường dây truyền tải thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý đường dây truyền tải điện, trong đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo” tại Đội Truyền tải điện Hà Nội 3, Đội Truyền tải điện Phù Yên và Đội Truyền tải điện TP Việt Trì. Phần mềm hệ thống đã giúp giảm công sức cho người công nhân, rút ngắn thời gian trong công tác giao nhận phiếu. Đặc biệt khi thiết bị đồng bộ sẽ giảm được thời gian kiểm tra thiết bị đường dây bằng UAV trong công tác kiểm tra định kỳ ngày.

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Xử lý các khiếm khuyết trên đường dây

Báo với đoàn công tác của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), Lãnh đạo PTC1 khẳng định, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục triển khai trong toàn công ty để áp dụng hệ thống quản lý đường dây, hoàn thiện phần mềm được tối ưu, hiệu quả hơn.

Sau khi nghe báo cáo từ các Đội truyền tải điện thuộc PTC1, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng đã ghi nhận những kết quả và nỗ lực mà tập thể CBCNV PTC1 đã đạt được. Ông Nguyễn Tuấn Tùng cũng đề nghị PTC1 tiếp tục trang bị và nâng cao công tác ứng dụng khoa học công nghệ bao gồm cả ứng dụng AI; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp; tập trung phát triển đội kiểu mẫu, điều chỉnh, chuẩn hoá bay tự động; tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để khuyến khích người lao động học tập, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật…; chú ý vận hành an toàn tuyệt đối không để sự cố xảy ra nhất là sự cố đứt dây.

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1
Ông Nguyễn Tiến Tùng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Phúc An - Giám đốc PTC1 đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng, đồng thời khẳng định công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng KHCN trong quản lý, vận hành đường dây.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Sự cố mất điện ở Cuba: Hơn 70% đất nước đã có điện trở lại

Sự cố mất điện ở Cuba: Hơn 70% đất nước đã có điện trở lại

Xem thêm