Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyển dịch năng lượng: Cần lưu ý đến vấn đề làm chủ công nghệ

Chuyển dịch năng lượng đang là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cần làm chủ công nghệ trong quá trình thực hiện.
Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt NamCuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Chia sẻ tại Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu với chủ đề nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội vào sáng 17/10, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI - cho rằng: Là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.

Tuy nhiên, theo phân tích của Phó Chủ tịch VCCI, Việt Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng để sản xuất năng lượng tái tạo, với đường bờ biển dài, thời tiết nhiệt đới gió mùa nên nhận được lượng bức xạ nhiệt mặt trời và lượng gió tương đối lớn... Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng an ninh năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyển dịch năng lượng: Cần lưu ý đến vấn đề làm chủ công nghệ
Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI - phát biểu tại điễn đàn. Ảnh: NH

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hà Mạnh - Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 - cho rằng: Là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm 12%. Với hơn 7.000 nhà máy trên toàn quốc và sử dụng khoảng 3 triệu lao động, ngành dệt may không chỉ quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội lớn, tuy nhiên các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường và phát thải thấp như một cam kết ràng buộc. Các sản phẩm và nhãn hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và trách nhiệm đối với người lao động.

“Đặc biệt, vấn đề xanh hoá và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản yêu cầu ở các nhà cung cấp, bên cạnh các yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng” – ông Hà Mạnh khẳng định và cho rằng, phát triển bền vững, "xanh hoá" ngành dệt may đang là hướng đi mà các doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới.

Thực tế trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Theo đó, sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Cụ thể, Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020, của Bộ Chính trị, “về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chuyển dịch năng lượng thời gian tới. Hay Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 1/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050, cũng đặt ra các mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh đến năm 2030 và năm 2050.

Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng xanh cho nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể trong Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26/7/2023 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ra những nỗ lực của Việt Nam cũng như kết quả đã đạt được kể từ khi cam kết tại COP26. Đây là những động thái rất rõ ràng nhằm hướng tới tăng trưởng xanh, dịch chuyển năng lượng tại Việt Nam.

Chuyển dịch năng lượng: Cần lưu ý đến vấn đề làm chủ công nghệ
Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu. Ảnh: NH

Lưu ý đến vấn đề tự ch công nghệ trong chuyển dịch năng lượng

Rõ ràng, chuyển dịch năng lượng là định hướng Chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cho biết: Theo kịch bản phát triển Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu năng lượng từ than đá và nhiên liệu sang điện năng, cùng các nguồn năng lượng phát thải thấp khác. Mức tiêu thụ khí đốt cũng được dự báo tăng trong trung và dài hạn. Mục tiêu dài hạn của chiến lược là xây dựng lộ trình để các nhà máy điện khí LNG chuyển đổi sang kết hợp hydro vào cơ cấu phát điện.

Tương ứng với sự phát triển của thị trường năng lượng, Việt Nam cũng đã và đang xây dựng một chính sách phát triển năng lượng rõ ràng, dài hạn và có thể dự đoán được là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch năng lượng bền vững.

“Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước” – ông Hoàng Quang Phòng khẳng định.

Theo ông Nguyễn Sỹ Đăng - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ: Chuyển dịch năng lượng là cơ hội tốt để Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, dựa trên những bài học trong thực tiễn, ông Nguyễn Sỹ Đăng cho rằng, trong quá trình chuyển dịch năng lượng cũng cần lưu ý đến vấn đề tự chủ và dựa vào những thế mạnh và ưu thế đang có. Đặc biệt, không thể loại bỏ thuỷ điện ngay được, bởi đây là công nghệ Việt Nam đã làm chủ được, nên không nên từ bỏ ngay để chạy theo xu hướng khác.

Phát biểu tại diễn đàn, các chuyên gia cũng đưa ra những lợi thế trong việc chuyển đổi năng lượng, điều này không chỉ bổ sung thêm nguồn năng lượng của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển, mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, do đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững của các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để thành công trong việc chuyển đổi, Việt Nam cần định hướng thực hiện một chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Cùng với đó, khắc phục những điểm nghẽn cho nhà đầu tư tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Tuyên Quang: Hướng tới vận hành hệ thống điện từ mô hình thủ công sang bán tự động

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đồng Nai: Thu hồi đất để xây dựng 4 dự án đường dây Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm điện hơn 555 triệu kWh

Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Điện lực miền Bắc vượt khó giữa bão lũ, vững vàng tăng trưởng

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

Vượt khó về đích sớm, Tổ máy số 2 nhiệt điện Vũng Áng 1 hòa lưới thành công

PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

PC Đắk Lắk: Vận hành ổn định lưới điện 110kV trong mùa mưa bão

Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Cuộc chiến dầu mỏ: Liệu Israel có dám tấn công Iran?

Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV gần 112 tỷ đồng ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

Điện lực Hải Dương tiết kiệm gần 45 triệu kWh điện

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng; giá dầu châu Á mất đà tăng

Ngành điện miền Nam chỉ đạo

Ngành điện miền Nam chỉ đạo 'nóng' sau vụ gần 76.000 khách hàng mất điện do thiết bị bay drone

Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tập trung đối soát thông tin khách hàng ngành điện với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Xem thêm