Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:04

Có Hiệp định EVFTA vì sao xuất khẩu nông sản sang EU vẫn khó?

Hiệp định EVFTA có tác động tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tuy nhiên mức độ chưa đạt kỳ vọng.

Sau 2 năm có hiệu lực,Hiệp định EVFTA có tác động tích cực tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường 27 nước EU năm 2021 đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 12% tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên nếu xét riêng từng nhóm mặt hàng theo mã HS có thể thấy, vị trí về giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam tại thị trường EU còn khá nhỏ bé. Cụ thể, ca cao và các chế phẩm từ ca cao- HS 18 xếp thứ 65; rau ăn được và một số loại rễ, củ- HS 07 xếp thứ 59; các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các bộ phận khác của cây - HS 20 xếp thứ 34; chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa, sản phẩm bánh ngọt- HS -19 xếp thứ 27… Chỉ nhóm mặt hàng cà phê, trà, maté và gia vị- HS 09 có vị trí đáng kể trên thị trường EU, xếp thứ 5.

Xét theo tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do thì tỷ lệ của tận dụng của Hiệp định EVFTA ở mức trung bình, khoảng 20%.

Trích dẫn kết quả khảo sát của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam năm 2022, ông Đinh Sỹ Lăng- Đại diện Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, Bộ Công Thương cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến Hiệp định EVFTA dù có nhiều ưu đãi hấp dẫn nhưng chưa tác động thực sự mạnh mẽ tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Trong đó đáng kể nhất là tình trạng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nguyên nhân này chiếm tới 33,33%.

Có Hiệp định EVFTA vì sao xuất khẩu nông sản sang EU vẫn khó?

Cùng đó là các nguyên nhân: Đối tác EU không cấp chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu; doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện dù có chứng nhận xuất xứ; không được cấp chứng nhận xuất xứ dù hàng hoá đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Một nguyên nhân nữa, một số nông sản Việt Nam hiện vẫn đang hưởng thuế MNF và GSP từ EU khi xuất khẩu sang thị trường này nên doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà với ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.

Về giải pháp khắc phục, nâng cao vị trí của nông sản Việt trên thị trường EU, ông Đinh Sỹ Lăng nhấn mạnh, bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như dán nhãn CE, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý tới đặc điểm và xu hướng tiêu dùng tại thị trường này.

Theo đó, EU là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, giảm khí carbon.

Người tiêu dùng EU rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa. Thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả hai phương diện giảm lượng hóa chất trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh và những sản phẩm thân thiện với môi trường luôn dành được sự ưu ái. Cùng đó là sự khắt khe trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ quan điểm đạo đức. Hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động tốt.

Người châu Âu có mức thu nhập khá cao, do vậy ưu tiên những sản phẩm có thương hiệu gắn với chất lượng chứ không quan tâm đến giá cả. Sản phẩm đảm bảo vệ sinh và tính chất dinh dưỡng lành mạnh. Cùng đó, tính tiện dụng của sản phẩm là yếu tố không thể thiếu”, ông Đinh Sỹ Lăng cho hay.

Đại diện Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ cũng đồng thời lưu ý, EU có 27 quốc gia thành viên, tính cách đặc điểm tiêu dùng của từng nước cũng khác nhau. Chẳng hạn, người Đức không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ; thích ăn thuỷ hải sản hơn thịt, chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ họ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch; người Hà Lan ưa sản phẩm mới lạ, sản phẩm tươi sống được đóng gói nhỏ có khả năng bảo quản lâu; người Italia chú trọng vào chất lượng trước, sau đó là đa dạng, phong phú chủng loại sản phẩm; người Pháp có tâm lý trung thành với nhãn hiệu ưa thích và chịu ảnh hưởng marketing mạnh mẽ của các thương hiệu toàn cầu có hương vị đặc trưng và hình ảnh quảng cáo hấp dẫn… Do vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận, sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU