Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cơ hội và thách thức nào cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022?

Xuất nhập khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế đất nước trong 5 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đang đối diện với nhiều thách thức.
Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/5: Xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp khởi sắc Ngành Công Thương phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 8%

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng

Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là đã có nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội.

Theo Bộ Công Thương, trong những tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt 311 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 29,8%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 155 tỷ USD, tăng 22,6%.

Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước xuất siêu 1,53 tỷ USD. Xuất siêu giúp tăng cường dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ucraina…

Cơ hội và thách thức nào cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022?
Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước xuất siêu 1,53 tỷ USD

Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu và định hướng về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và nông nghiệp đều ghi nhận tăng trưởng tốt.

Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến ước đạt 134,4 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nông sản, thủy sản có mức tăng trưởng cao với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Đây là một thành tích rất đáng ghi nhận của nhóm hàng này, sau một thời gian dài gặp khó khăn về thị trường dưới tác động của đại dịch Covid-19. Trong đó, nhiều mặt hàng có tăng trưởng cao như thủy sản ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 46,3%; cà phê ước đạt 2 tỷ USD, tăng 54%; cao su ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 12%.

Cũng theo Bộ Công Thương, Việt Nam đang ngày càng khai thác, tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các FTA để phát triển thị trường xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường đã ký FTA.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 15,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN đạt 11,2 tỷ USD, tăng 22,2%; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 17,9 tỷ USD, tăng 9,9%; sang thị trường Nhật Bản đạt 7,4 tỷ USD, tăng 11,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 8,3 tỷ USD, tăng 17,9%; sang thị trường Canada đạt 2 tỷ USD, tăng 31,7%; sang thị trường Mexico đạt 1,63 tỷ USD, tăng 26,4%.

Kết quả nêu trên đến từ nỗ lực của các doanh nghiệp trong tận dụng, nhanh chóng khai thác thị trường xuất khẩu ngay sau khi cầu trên các thị trường này dần được phục hồi khi các nước dần kiểm soát được đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tận dụng tốt cơ hội để xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới tiếp tục trong bối cảnh các FTA đã thực thi được một thời gian, các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của Hiệp định. Ngoài ra, các gói kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng tại một số quốc gia đang được triển khai, qua đó gia tăng nhu cầu hàng nhập khẩu.

Kết quả này tiếp nối đà tăng trưởng từ quý IV năm 2021 sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được ban hành. Các rào cản được tháo gỡ, sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Có thể nói, Nghị quyết 128 của Chính phủ vào tháng 10 năm 2021 có tác động rất mạnh mẽ trong biến chuyển về tăng trưởng xuất khẩu và đảo chiều cán cân thương mại Việt Nam vào thời điểm bấy giờ. Các doanh nghiệp sản xuất cũng có cơ hội để bắt tay vào phục hồi sản xuất từ rất sớm, qua đó, không những đem lại kết quả tăng trưởng xuất khẩu tích cực trong cuối năm 2021 mà còn tạo đà cho xuất khẩu tiếp tục tận dụng cơ hội phục hồi của thị trường trong những tháng đầu năm 2022.

Đâu là thách thức?

Kết quả khả quan là vậy, song Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, năm 2022, dự báo bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiên vẫn có nhiều rủi ro tiềm tàng.

Cụ thể, cơ hội sẽ đến khi thị trường xuất khẩu phục hồi do các nước đã triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin và nới lỏng giãn cách. Các FTA thế hệ mới đã qua giai đoạn thực thi ban đầu, các doanh nghiệp đã dần thích nghi, tận dụng cam kết; lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác FTA sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng của ta.

Trong nước, Chính phủ đã và đang tổ chức thực hiện Gói phục hồi kinh tế tổng thể với quy mô 350.000 tỷ đồng. Làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, một số khó khăn, thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới còn phải đối mặt.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo giảm tốc. Theo dự báo mới nhất của IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023 sẽ chỉ đạt 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022. Lạm phát cao hơn ở hầu hết các quốc gia và dự kiến ​​sẽ còn kéo dài, do vậy các nước đã giảm dần các gói kích thích kinh tế và tiến hành nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Lạm phát cao làm tiêu dùng cho các mặt hàng không thiết yếu nhập khẩu chịu ảnh hưởng, có thể làm giảm cầu hàng hoá nhập khẩu.

Bên cạnh đó, mặc dù đã mở cửa trở lại nhưng mức độ tiêu dùng, nhu cầu chi tiêu cho các hàng hóa không thiết yếu của người dân các nước cũng cần thời gian để quay lại như trước dịch Covid-19.

Ngoài ra, xu hướng bảo hộ vẫn đang tiếp diễn. Việc dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc cùng chính sách zero-covid ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hoá và cả hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới của nước ta.

Giá cước vận tải đang ở mức cao và giá năng lượng và các mặt hàng nguyên vật liệu đang gia tăng mạnh. Xung đột tại U-crai-na gần đây cũng tác động nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá tình hình trong nước và thế giới cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển thị trường xuất khẩu, và phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu Chính phủ giao, cụ thể kim ngạch xuất khẩu 2022 tăng trưởng trên 8% so với năm 2021, cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước

Tin cùng chuyên mục

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động