Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển

Theo các chuyên gia, để chinh phục được thị trường quốc tế, ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam cần chủ động thay đổi khả năng thích ứng với nhu cầu mới.
Vì sao công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế? Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Bên lề Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 được tổ chức mới đây, phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Hùng - Giám đốc Phát triển thị trường quốc tế - Công ty Cổ phần Cơ khí Smart Việt Nam để hiểu hơn về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo với các nhóm ngành chủ lực như: Dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, công nghiệp hỗ trợ… trong việc dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy thương mại, xuất khẩu?

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển?
Ông Cao Văn Hùng - Giám đốc Phát triển thị trường Quốc tế - Công ty Cổ phần Cơ khí Smart Việt Nam. Ảnh: Đỗ Nga

Có thể nhận thấy, tiềm năng tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo và các nhóm ngành chủ lực như giày da, cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ là vô cùng lớn và sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Minh chứng cho thấy, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước tính tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%, qua số liệu khảo sát này chúng ta đã thấy được một phần của sự tăng trưởng của ngành.

Tuy nhiên với góc nhìn của người trực tiếp làm, nghiên cứu, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, tôi thấy rõ hơn một số nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng này và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Cụ thể là làn sóng chuyển dịch lần thứ nhất, từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó và dẫn tới sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lần sóng chuyển dịch thứ hai là hậu Covid-19. Với việc bị ảnh hưởng rất lớn từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng tại Trung Quốc sau một thời gian dài phong toả do dịch Covid-19, các quốc gia đang mua hàng tại Trung Quốc nhận ra là đã quá phụ thuộc vào nguồn cung đến từ quốc gia này. Sau bài học này thì việc đa dạng nguồn cung là một giải pháp tối ưu. Các công ty bắt đầu tìm các quốc gia khác thay thế. Theo đó, nhiều quốc gia lựa chọn Việt Nam là một điểm đến tiềm năng.

Làn sóng chuyển dịch thứ ba là từ các xung đột địa chính trị liên quan đến Nga, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông leo thang và các nguy cơ tiềm ẩn của sự xung đột mới là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Các công ty đang làm ăn với Trung Quốc rất lo ngại nếu chiến tranh nổ ra dẫn đến đợt chuyển dịch thứ ba đặc biệt là trong các ngành về bán dẫn, điện tử…

Làn sóng chuyển dịch thứ tư nếu cựu Tổng thống Donald Trump đắc cử, bức tranh thương mại toàn cầu có những thay đổi căn bản. Dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục hàng rào thuế quan cao như một công cụ để đàm phán. Hàng rào thuế quan của Mỹ có thể lên tới mức cao nhất kể từ thập niên 1930. Chính sách này sẽ khiến cho các công ty Mỹ nói riêng và các công ty tại các quốc gia thân Mỹ nói chung tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ hơn.

Do vậy, tôi tin rằng sẽ có những cú huých rất lớn cho sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp chủ lực của chúng ta thời gian tới.

Là một doanh nghiệp khá thành công tại thị trường nước ngoài, ông có thể chỉ ra đâu là những điểm vướng khiến doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay đang gặp phải, đặc biệt trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới xuất khẩu?

Theo tôi thì có 3 điểm vướng cơ bản mà doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang mắc phải trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng tới xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đó là: Thông tin, tính chủ động và định hướng vươn ra thế giới.

Hiện, đa số các doanh nghiệp thiếu và khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về thị trường, thông tin khách hàng và các cơ hội kinh doanh mới tại các thị trường quốc tế.

Về tính chủ động, điều quan trọng là doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, chủ động kết nối trực tiếp với các đối tác, khách hàng tại các thị trường quốc tế, thay vì đợi khách hàng tìm đến hoặc làm việc qua đơn vị thứ ba.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển?
Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Triển lãm quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024. Ảnh: Đỗ Nga

Và đặc biệt, để doanh nghiệp “trưởng thành” thì bản thân các doanh nghệp cần có định hướng chiến lược phát triển với mục tiêu vươn ra thế giới “Go Global” thay vì tập trung hoàn toàn vào thị trường Việt Nam.

Tại Smart Việt Nam chúng tôi đã vượt qua được các rào cản, vướng mắc như tôi vừa chia sẻ và được đánh giá là doanh nghiệp khá là thành công trong việc phát triển thị trường quốc tế.

Nguyên nhân chính đến từ việc chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu, phân tích các thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh, để tìm các ngành hàng tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp mình. Chúng tôi cũng chủ động tiếp cận, kết nối, làm trực tiếp với các đối tác quốc tế thay vì đợi chờ khách hàng tìm đến và quan trọng nhất, ngay từ đầu, chúng tôi đã có sư chuẩn bị, định hướng “Go Global”.

Ông có kiến nghị gì nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, các yêu cầu về xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy đầu ra đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo thời gian tới?

Để tháo gỡ khó khăn, vương mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo trong hoạt động xuất nhập khẩu, thứ nhất, theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước cần rút gọn các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để số hoá thủ tục hải quan; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến, giảm thiểu thời gian và chi phí.

Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục về xuất nhập khẩu, giảm bớt các rào cản phi thuế quan. Đồng thời, cải thiện cơ sở hạ tầng tại các cảng biển, cửa khẩu để nâng cao hiệu quả thông quan hàng hoá.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin. Tổ chức các hội thảo, diễn đàn để doanh nghiệp có cơ hội được cập nhật về thông tin về thị trường, đối tác và các cơ hội kinh doanh mới.

Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác.

Một trong những vấn đề lớn cần giải quyết là vốn. Cần mở rộng các kênh tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ doanh nghiệp các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Về phía Smart, chúng tôi sẵn sàng tham gia các trương trình từ các cơ quan ban ngành tổ chức để có thêm cơ hội trực tiếp lắng nghe, học hỏi và kết nối trực tiếp với các đối tác quốc tế tiềm năng. Từ đó chuẩn bị tốt các nguồn lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi cưng ứng toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp chủ lực

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng trăm gian hàng của Việt Nam và các nước Liên minh châu Âu (EU) hội tụ ở Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư, hợp tác thương mại giữa châu Âu và Việt Nam.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 là cơ hội để nông sản Việt Nam vươn xa tới đông đảo người tiêu dùng tại thị trường Pháp.
Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Diễn đàn Kinh tế châu Á - Quốc tế 2024 diễn ra tại Jakarta (Indonesia) là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại thị trường này.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Ngày 21-23/10 tới, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024).
Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Chiều 18/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam”.
Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Trong thách thức luôn mở ra cơ hội nếu ngành nhựa Việt nắm bắt được kịp thời, đặc biệt cần tận dụng ưu đãi, thay đổi công nghệ đón đầu thị trường.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai...
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, đã giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống đồ uống F&B cơ hội kết nối kinh doanh.
TikTok Shop:

TikTok Shop: 'Điểm dừng' giúp các nhà sáng tạo nội dung thỏa sức sáng tạo, khai phá tiềm năng

Với bệ phóng từ TikTok Shop, các cá nhân riêng lẻ đã cùng nhau kiến tạo một cộng đồng nhà sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết vững mạnh.
Cơ hội ‘vàng’ cho ngành rau quả Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế

Cơ hội ‘vàng’ cho ngành rau quả Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế

Hội chợ Rau quả Quốc tế 2024 (Fruit Attraction 2024) vừa diễn ra từ ngày 8 đến 10/10 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Madrid (IFEMA), Tây Ban Nha.
Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

16 doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu trên 50 nhóm sản phẩm chất lượng cao tại Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các Tập đoàn bán lẻ, xúc tiến đầu tư và giới thiệu hàng hóa của địa phương..
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Hội chợ triển lãm thương mại – Hội thảo khoa học ngành làm đẹp năm 2024 - Beauty Summit 2024 sẽ được diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/12, tại Hà Nội.
Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Tối 11/10, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động