Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được xã hội cũng như nghị trường Quốc hội bàn luận nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được tận gốc.
Bài 2: Quyết liệt thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đề nghị đại biểu làm rõ ai, ở đâu bớt kiến thức để dạy thêm Đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tại "nghị trường" Quốc hội vào ngày 20/11 vừa qua- đúng ngày Nhà giáo Việt Nam, câu chuyện dạy thêm lại dạy sóng khi được đại biểu Quốc hội chất vấn, theo đó Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã đồng tình với đề xuất đưa dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Thực tế cho thấy, mặc dù ở nhiều địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo ở nhiều nơi việc cấm dạy thêm đã được đưa ra. Tuy nhiên, việc dạy thêm vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức: Tại Trung tâm, tại nhà hay tại một cơ sở nào đó được giáo viên thuê và tổ chức dạy thêm...

Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Nhu cầu học thêm là có thật đặc biệt là học sinh bậc THPT (Ảnh minh họa:Thanh Tâm)

Thế hệ chúng tôi sinh ra trong những năm 70 của thế kỷ XX, những năm đầu đất nước đổi mới, học sinh cấp 1 và 2 chỉ những học sinh nào quá yếu kém thầy cô giáo mới yêu cầu học thêm sau giờ tan học.

Thời đó, cuộc sống cũng hết sức khó khăn, có lẽ việc tăng gia, sản xuất tại gia đình là giải pháp duy nhất để các thầy cô cải thiện cuộc sống.

Sang đầu những năm 90, khi mà bước vào học cấp 3, dạy thêm và học thêm được phát triển và mở rộng, đây cũng là thời điểm mà nền kinh tế thị trường bắt đầu thẩm thấu vào nền kinh tế đất nước và mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội.

Thời điểm này đời sống của các thầy cô giáo vẫn gặp nhiều khó khăn, nếu như một số thầy cô giáo lựa chọn dạy thêm để tăng thêm thu nhập thì có những người thầy giáo của tôi lại lựa chọn "chạy chợ" sau giờ lên lớp.

Nhưng điểm khác biệt mà tôi nhận thấy rõ, dù dạy chính khóa hay dạy thêm các thầy cô đều rất tận tâm, tận lực, tâm huyết với nghề. Truyền đạt tất cả vốn tri thức của mình cho các em học sinh. Thời điểm đó, học sinh đi học thêm hay không đều không phải là vấn đề khiến cha mẹ phụ huynh lo lắng liệu con mình có bị đối xử “khác biệt” không? Chỉ đơn giản nếu con mình học chưa tốt, hoặc muốn con học nâng cao hơn thì đều khuyến khích con cái đi học thêm.

Có lẽ chế độ thi cử những năm 90 của thế kỷ trước khiến cho việc học thêm của cấp 3 đều là tự nguyện. Học sinh có thể đăng ký thi vào 3-5 trường (cao đẳng - đại học) miễn là thời gian không trùng nhau nhưng để đỗ được cũng không dễ dàng gì, vì thời điểm đó (1992-1997) tôi nhớ ở Hà Nội đâu đó chưa đến 50 trường đại học, cao đẳng công lập. Hầu như không có dân lập ngoài Đại học Dân lập Thăng Long và Đại học Dân lập Đông Đô. Cánh cửa vào đại học và cao đẳng khá hẹp dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các học sinh, do vậy nhu cầu học thêm cũng tăng lên.

Đến nay, sau gần 30 năm kể từ thời điểm thế hệ chúng tôi bước chân vào giảng đường đại học, câu chuyện đời sống khó khăn của thế hệ nhà giáo vẫn không có hồi kết. Ở nhiều địa phương giáo viên bỏ việc đã trở thành “hiện tượng” khiến các cơ quan quản lý phải quan tâm và đề xuất những chính sách nhằm tháo gỡ.

Hai đứa con của tôi hiện nay đều vẫn đang học thêm, việc học thêm này là tự nguyện bản thân gia đình. Ngay cả đứa lớn nhà tôi năm nay học lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình - Hà Nội) khi đề nghị học thêm ở trường, các thầy cô giáo đều từ chối. Để củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và vào đại học, cháu đã tự tìm học thêm ở những lớp do các cô giáo đã về hưu dạy tại nhà riêng.

trao-tang-sach-hay-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-ben-tre
Ngành Giáo dục cần phải có những giải pháp căn cơ và cốt lõi thay vì cấm dạy thêm, học thêm (Ảnh minh họa)

Rõ ràng nhu cầu thực tế là có, việc dạy thêm và học thêm theo ý kiến cá nhân tôi không phải là việc xấu. Kể cả khi Nhà nước đảm bảo thu nhập cho đội ngũ giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp như lời hứa của Bộ trưởng Nội vụ trước Quốc hội tại phiên chất vấn diễn ra từ ngày 6-8/11/2023 vừa qua thì tôi tin chắc rằng việc dạy thêm và học thêm vẫn diễn ra. Bởi đó là nhu cầu của một bộ phận học sinh, nhu cầu của xã hội.

Việc cần xem xét ở đây là Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát để làm sao một số giáo viên không lợi dụng việc dạy thêm học thêm để “o ép” học sinh và phụ huynh, biến tướng hình thức dạy thêm học thêm để thu lợi nhuận không chính đáng.

Văn bản pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm hiện nay là Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 5/2012. Đến năm 2016 Luật Đầu tư (sửa đổi) bỏ dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy việc cấp phép cho hoạt động dạy thêm theo Thông tư 17 bị vô hiệu.

Đến tháng 8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17. Đây là các điều quy định về việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; yêu cầu đối với người dạy thêm và người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.

Tình trạng pháp lý của dạy thêm hiện nay là "cấm nửa vời". Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện - tức là trở lại quy định tại Luật Đầu tư trước khi sửa đổi vào năm 2016.

Vậy nên cấm tuyệt đối với dạy thêm hay chấp nhận thực tế này như một ngành nghề kinh doanh với các điều kiện nhất định nào đó?

Nhìn ra thế giới thì không chỉ Việt Nam mà nhiều nước châu Á đang "loay hoay" và "đau đầu" với việc quản lý dạy thêm. Đây từng là một ngành kinh doanh khổng lồ ở Trung Quốc và gần đây nước này đã cấm dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm trực tuyến. Tuy nhiên như chính báo chí nước này phản ánh, lệnh cấm không xóa ngay được dạy thêm - học thêm ở Trung Quốc, mặc dù bị hạn chế song nó vẫn tồn tại dưới các biến tướng khác nhau, rất nhiều phụ huynh vẫn tìm cách cho con học thêm dù chi phí cao hơn nhiều so với trước đây.

Hàn Quốc từng cấm tất cả tiết học ngoại khóa (học thêm) nhưng do nhu cầu thực tế quá lớn nên việc dạy thêm vẫn tồn tại và phát triển; phổ biến hiện nay là các trung tâm dạy thêm tư nhân ngoài giờ học (hagwon) - một dạng trường tư thục hợp pháp, dạy kèm để giúp học sinh đạt được thành tích cao.

Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh cũng từng chủ trương chấm dứt tình trạng dạy thêm - học thêm tràn lan từ năm học 2016 - 2017, tuy nhiên ngay sau khi ban hành chủ trương này thì thành phố đã phải quy định lại theo hướng "nới lỏng" và chưa xóa dạy thêm - học thêm trong nhà trường.

Tôi thiết nghĩ, trong lúc chưa thể cấm hoàn toàn dạy thêm - học thêm thì nên xem đây như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, qua đó tạo hành lang pháp lý quản chặt hơn lĩnh vực này. Chúng ta không "cấm nửa vời" và cũng không "thả nổi".

Ngành giáo dục cần xây dựng lộ trình chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực. Trong đó, đối với những việc đã xác định trong diện nghiêm cấm thì cần quản lý chặt chẽ và đưa ra chế tài nặng hơn nếu có vi phạm, cụ thể như "không dạy thêm đối với học sinh tiểu học"; "không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm"; "không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa"; "việc dạy thêm - học thêm được tổ chức trong nhà trường phải trên cơ sở tự nguyện của học sinh"; "không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Một trong những vấn đề dư luận lo ngại lâu nay với dạy thêm, là tình trạng giáo viên bớt xén nội dung chính thức để dạy chui, dạy lén. Ở đây, việc giáo viên dạy thêm nên được xem là quyền của người lao động, như y bác sĩ được đăng ký làm ngoài giờ ở cơ sở khác sau giờ làm việc chính thức. Cổng thông tin của ngành y tế có thể dễ dàng tra cứu, bác sĩ nào, chứng chỉ hành nghề số mấy, đơn vị công tác/nơi làm việc, thời gian làm việc. Vậy thì ngành giáo dục cũng nên tham khảo để quản lý hoạt động dạy thêm của giáo viên theo hướng tương tự ngành y.

Khi có các quy định chặt chẽ, công tác quản lý dạy thêm - học thêm của cơ quan chức năng sẽ bài bản, khoa học hơn. Không chỉ thanh tra, kiểm tra tại địa điểm tổ chức dạy thêm, mà việc dạy thêm trực tuyến, dạy thêm qua các nền tảng điện tử,… cũng có mô hình để nhận diện, đưa vào khuôn khổ quản lý.

Tóm lại, chúng ta sẽ tiến tới một tương lai không có dạy thêm - học thêm, nhưng trong lộ trình tiến tới tương lai đó thì cần có những quy định để quản lý hoạt động này, đề ra những điều kiện nhằm đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của phụ huynh, học sinh và đội ngũ giáo viên.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi).
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 7/11/2024 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động