Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 02:38

Cơ sở công nghiệp nông thôn: Mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn

Quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) đang chịu tổn thất nặng nề và mong muốn được hỗ trợ bằng những chính sách thiết thực, cụ thể để vượt qua đại dịch.

Năm 2020, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên (cụm công nghiệp Cao Ngạn, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai Đề án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đúc các chi tiết cơ khí phục vụ xuất khẩu”. Đề án có tổng kinh phí thực hiện khoảng 70 tỷ đồng, trong đó hệ thống dây chuyền sản xuất tự động có vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng.

Dịch Covid-19 đã khiến các cơ sở CNNT gặp nhiều khó khăn

Theo ông Lê Quang Hòa - Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên, dây chuyền sản xuất tự động tới hơn 90%, được đặt theo thiết kế riêng và nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc. Khi đưa vào sản xuất, dây chuyền này có thể thay thế cho khoảng 100 lao động, công suất thiết kế đạt 800 tấn sản phẩm/tháng, sản phẩm có độ chính xác cao. “Sản phẩm có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng trong và ngoài nước” - ông Hòa tự tin nói.

Tuy nhiên, do đầu tư đúng vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, doanh nghiệp hiện chỉ duy trì được khoảng 30-40% công suất. Theo lời ông Lê Quang Hòa, doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để giữ việc làm và thu nhập cho người lao động, không dám tính đến lợi nhuận.

Cộng hưởng với khó khăn về đầu ra, hiện doanh nghiệp đang phải mua nguyên liệu đầu vào với giá cao gấp đôi so với năm 2020. Nếu như năm trước, giá nguyên liệu chỉ dao động từ 8-8,5 nghìn đồng/kg, năm nay đã lên tới 16 nghìn đồng/kg. Fero nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 40 nghìn đồng/kg đã tăng lên 80 nghìn đồng/kg, giá than cốc cũng tăng cao. “Đầu ra thì khan hiếm, đầu vào thì quá cao khiến doanh nghiệp rất vất vả” - ông Hòa bày tỏ.

Chia sẻ với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Quang Quyền – Giám đốc Công ty TNHH MTV 688 cũng - cho hay: Doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Sản phẩm chiếu trúc sào làm ra không tiêu thụ được, hầu hết phải lưu kho, không chỉ ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của bà con vùng trồng nguyên liệu. Để duy trì việc làm cho người lao động, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức sản xuất, tuy nhiên chỉ có thể giảm công suất, sản xuất luân phiên. Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với giá thành chênh lệch tới 50 - 60%.

Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ đang là tình trạng chung của các doạnh nghiệp CNNT. Với đặc thù quy mô nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế, các đối tượng này rất dễ bị tác động bởi biến động thị trường. Dịch Covid-19 với những tác động trên diện rộng đã trở thành thách thức khó vượt của doanh nghiệp CNNT. Chưa kể, đối tượng này rất khó thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đã ban hành.

Từ những khó khăn thực tế, ông Lê Quang Hòa đề xuất: Thời điểm hiện tại doanh nghiệp đang chịu lỗ, do vậy, việc hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp là không thực tế và không có ý nghĩa. Chính phủ nên hỗ trợ 5% trong tổng số 10% thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách giảm tiền điện như đã triển khai trong năm 2020.

Đại diện Công ty TNHH MTV 688 cũng mong muốn, các cơ quan chức năng kiểm soát chặt hơn nữa thị trường trong nước, ngăn chặn sản phẩm nhập lậu; giảm và đơn giản hóa thủ tục, giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn nhằm duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn thời điểm hiện tại; tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình nâng cấp thiết bị, đổi mới sản xuất trong thời gian tới…

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đang thúc đẩy các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện các đề án khuyến công, hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024