Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 12:43

Công bố Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 28/6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo công bố Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm.

Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) ra mắt sổ tay Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm.

Tại buổi công bố, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: Sổ tay cung cấp thông tin tổng quan, nâng cao nhận thức và đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm. Từ đó đưa ra lộ trình phù hợp áp dụng công nghệ theo nhiều cấp độ khác nhau, gắn liền với mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.

Công bố Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm

Trong cuốn sổ tay, các chuyên gia của Chương trình đã phân tích một số khó khăn và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm thực tế và lộ trình chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm tại Việt Nam.

Theo báo cáo năm 2022 của EMIS - Tổ chức quốc tế chuyên về nghiên cứu và dữ liệu, thị trường thực phẩm chế biến toàn cầu được ước tính sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép 3,8% từ năm 2023 - 2028. Xu hướng tăng trưởng tương tự cũng được nhìn thấy tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ coi đây là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến trong nước. Bên cạnh đó, theo Source of Asian, lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm được ghi nhận có những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh với khoảng 85% doanh nghiệp sản xuất đã tiếp cận với công nghệ ở các mức khác nhau.

Các chuyên gia của Chương trình cũng đưa ra các giải pháp chuyển đổi số được áp dụng trong chuỗi giá trị ngành chế biến và phân phối thực phẩm gồm: Giải pháp thu thập, phân tích dữ liệu; giải pháp truy xuất nguồn gốc; quản lý vận tải; quản lý kho và hàng tồn kho; giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm; giải pháp quản lý bán hàng đa kênh.

Dựa vào đặc thù của ngành chế biến và phân phối thực phẩm, cuốn sổ tay này giới thiệu các giải pháp công nghệ được áp dụng phù hợp vào các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ có thể tiến hành tuần tự hoặc song song, tùy vào tiềm lực của doanh nghiệp, trong đó, 2 giải pháp mà doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai sớm là giải pháp bán hàng đa kênh và truy xuất nguồn gốc để tăng doanh thu, tăng liên kết trong chuỗi.

Cuốn sổ tay cũng đưa ra gợi ý về việc xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành chế biến và phân phối thực phẩm trong tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong đó, việc xây dựng lộ trình phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của doanh nghiệp đối với các yếu tố về mục tiêu và tính chất của hoạt động kinh doanh. Các yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi xây dựng kế hoạch chuyển đổi số gồm: Tuân thủ quy định của Nhà nước và quy định, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng và tối ưu chi phí.

Đặc biệt, các chuyên gia của Chương trình cũng lưu ý với doanh nghiệp khi chuyển đổi số cần lưu ý về các quy định khắt khe từ các thị trường lớn trên thế giới liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. Tại Việt Nam, ngày 28/3/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030” sẽ đòi hỏi doanh nghiệp trong thời gian tới phải cân nhắc áp dụng cả các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc quản lý, tuân thủ các yêu cầu này.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bày tỏ: Sổ tay không những là sản phẩm có chất lượng cao mà còn phản ánh mức độ quan tâm tới doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân, thực thể kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp vốn chịu nhiều tổn thương trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Trong ngành nông nghiệp có nhiều khâu: Từ gieo giống, canh tác, sơ chế chế biến và phân phối tới tay người tiêu dùng, đang được hướng theo chuỗi khép kín. “Chúng ta đang hướng tới chuỗi sản xuất có tính minh bạch cao, làm sao người sản xuất nghĩ tới người tiêu dùng và ngược lại. Việc này không đơn giản, nhất là trong nền nông nghiệp mà có đến 9,2 triệu nông dân, hơn 19 nghìn hợp tác xã. Đặc biệt khâu chế biến, nếu không có cùng triết lý sẽ rất khó”, ông Nguyễn Quốc Toản nói.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho hay: Đứng trong bối cảnh công nghệ thôn tin phát triển mạnh mẽ và hậu Covid nếu doanh nghiệp nào nắm vững con đường chuyển đổi số trọng tâm trọng điểm sẽ thành công vượt khó. Cuốn sổ tay nêu quy trình và phương pháp cụ thể, tin tưởng là trụ cột trong chuyển đổi số cho nông nghiệp.

Tại buổi họp báo, ông Phan Viết Hoàn, Tổng giám đốc Freshdi chia sẻ: Cuốn sổ tay chứa đựng nhiều kiến thức cần thiết và hữu ích để doanh nghiệp hiểu được quá trình chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với Freshdi, sổ tay đem lại góc nhìn rất toàn diện, giúp hiểu thêm về hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm, từ đó để đồng hành, phát triển những giải pháp chuyển đổi số tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc quản lý bán hàng và truyền thông câu chuyện sản phẩm cho các sản phẩm nông sản Việt Nam.

Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm có 3 phần lớn: Thực trạng chuyển đổi số; thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm tại Việt Nam; kinh nghiệm chuyển đổi số của một số doanh nghiệp; lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Giới thiệu bà Nguyễn Thị Tuyến để bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Dự báo thời tiết ngày mai 7/11/2024: Mưa lớn, lốc sét và gió giật mạnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Bão Yinxing di chuyển nhanh, giật cấp 17 hướng vào Biển Đông

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Tập trung tìm kiếm cứu hộ máy bay Yak-130 rơi ở Bình Định

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Trước ngày 15/12, các địa phương phải báo cáo kế hoạch thưởng Tết 2025 cho người lao động

Quảng Trị - Quảng Bình: Huy động lực lượng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tìm kiếm người mất tích

Liên tiếp xảy ra tai nạn xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh

Ông Trần Huy Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Diễn đàn 'Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn'

Nông dân ở Gia Lai lắp camera, dựng lều, thức xuyên đêm đối phó với nạn trộm cắp cà phê

TP. Vũng Tàu: Cháy nhà ở đường Bạch Đằng trong đêm, 2 người tử vong

Nhân sự 5/11: Bộ Thông tin và Truyền thông có người phát ngôn mới; Tỉnh ủy Sơn La bổ nhiệm lãnh đạo