Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:20

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực

Các ngành công nghiệp cần chủ động kế hoạch sản xuất, đảm bảo nguồn lao động trở lại phục vụ việc phục hồi sản xuất thích nghi với dịch bệnh.

Năm 2021, hoạt động sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19. Nhiều khó khăn, vướng mắc đã nảy sinh do tình trạng đứt gãy chuỗi cung oứng, các quy định về phòng dịch, hạn chế lưu thông và tiêu dùng hàng hóa. Sau khi Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, các doanh nghiệp (DN) công nghiệp đã từng bước khôi phục các hoạt động, sản xuất kinh doanh dần được phục hồi và ổn định trở lại.

Công nghiệp cần chính sách hỗ trợ thực chất

Trong năm 2022, các ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, da – giày, điện tử đều đề ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm trước, khi các DN dần tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn. Một số ngành công nghiệp như ô tô, cơ khí, thép… được dự báo sẽ khởi sắc trở lại nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực từ Chính phủ.

Các doanh nghiệp công nghiệp đang từng bước khôi phục các hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam thời gian qua đã ký kết và tham gia nhiều FTA, giúp DN được hưởng ưu đãi thuế quan. Dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nếu đáp ứng được các quy tắc xuất xứ.

Để mở được cánh cửa vào thị trường EU với dòng thuế giảm sâu thì Việt Nam cũng cần mở cửa và giảm thuế cho một số mặt hàng của EU. Do đó, ở tầm chiến lược quốc gia phải có giải pháp đầu tư vào phần cung thiếu hụt của các ngành công nghiệp dệt may, da giày để tận dụng lợi ích từ dòng thuế đó. Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 sẽ cần chú trọng giải quyết vấn đề này.

“Thời gian qua, Vitas đã phối hợp chặt chẽ và đóng góp ý kiến cho Cục Công nghiệp để hoàn thiện chiến lược phát triển ngành dệt may từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn từ 2030 - 2045. Hy vọng Chiến lược sẽ sớm được trình lên Thủ tướng Chính phủ để kịp thời phê duyệt và ban hành, tạo hành lang pháp lý huy động sự tham gia của các cấp từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là địa phương và DN trong phát triển ngành dệt may giai đoạn mới”, ông Giang đề xuất.

Kỳ vọng sự hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, năm 2022 VSA dự kiến tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.

“Với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép. Dù vậy, để đảm bảo cân đối cung - cầu năm 2022, VSA khuyến nghị Nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài. Ngoài ra, cơ quan nhà nước hỗ trợ các DN trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các DN”, ông Đa mong muốn.

Phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng

Năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các DN trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả kinh doanh. Do đó, các DN ngành công nghiệp cần chủ động kế hoạch sản xuất, đảm bảo nguồn lao động trở lại phục vụ phục hồi các hoạt động sản xuất thích nghi với dịch bệnh.

Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu hơn với xu hướng chuyển dịch khá rõ và tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp.

Để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh trong quá trình phục hồi sản xuất, việc tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trên cơ sở bảo đảm an toàn phòng dịch song song với hiệu quả sản xuất là rất cần thiết. Các DN cần chú trọng đến việc tổ chức vận hành hoạt động của DN, tái cấu trúc cơ sở vật chất và bảo đảm sức khoẻ và phúc lợi của người lao động trong môi trường làm việc, đẩy mạnh các hoạt động dựa trên nền tảng số.

DN ngành công nghiệp cần chủ động kế hoạch sản xuất, đảm bảo nguồn lao động trở lại phục vụ phục hồi các hoạt động sản xuất thích nghi với dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Cục Công nghiệp trước mắt tập trung tham mưu xây dựng, hoàn thiện Chương trình phục hồi công nghiệp, thương mại trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19; khẩn trương nghiên cứu, tham mưu đề án, kế hoạch và chuẩn bị nội dung cho việc tổng kết mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tập trung nghiên cứu, đề xuất dự án Luật Phát triển công nghiệp; có các chính sách, cơ chế nhằm giúp DN Việt Nam đủ sức tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, đủ sức đầu tư ra nước ngoài để có khả năng tiếp cận công nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và thay đổi tầm nhìn cũng là nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề cập.

“Cùng với đó, Cục Công nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, các DN,… để tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nhất là vật liệu, luyện kim, cơ khí, chế tạo, chế biến, điện tử”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ./.

vov.vn

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu