Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ: Sự quan tâm của Malaysia và Indonesia

Mặc dù có lợi thế vượt trội về nguồn gỗ tự nhiên, nhưng không thể phủ nhận thành công của ngành chế biến gỗ của Malaysia và Indonesia có sự đóng góp rất lớn của những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ trên thế giới nói chung và ở hai quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu châu Á là Malaysia và Indonesia. Thực tiễn từ ngành chế biến gỗ của hai quốc gia này cho thấy để hiện đại hóa ngành gỗ, làm chủ từ khâu thiết kế đến hoàn thiện sản phẩm và có vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, không thể không đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho chế biến gỗ.

Malaysia: Thúc đẩy đột phá trong chuỗi giá trị gỗ chế biến

Những năm gần đây, Malaysia xuất khẩu khoảng 23 tỷ USD gỗ và sản phẩm từ gỗ mỗi năm, chủ yếu bao gồm đồ gỗ và các sản phẩm panel như MDF và ván ép. Mặc dù vai trò của tự động hóa và Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực này chưa thực sự rõ nét, nhưng không thể phủ nhận các nhà sản xuất Malaysia đang quyết liệt hơn trong đầu tư công nghệ cho chế biến sâu, phát triển công nghiệp hỗ trợ coi đó là điều kiện quan trọng để giữ vị thế đứng đầu Đông Nam Á của nước này trong chế biến gỗ.

cong nghiep ho tro nganh che bien go su quan tam cua malaysia va indonesia

Chuỗi giá trị các sản phẩm gỗ & gỗ và đồ nội thất & đồ đạc đang chuyển đổi, từ chủ yếu sản xuất các sản phẩm đại trà sang các sản phẩm có tính đặc sắc cao. Các công ty địa phương hiện đang tạo sự khác biệt bằng cách trở thành Nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng (Original Designed Manufacturer- ODM) và Nhà sản xuất Thương hiệu gốc (Original Brand Manufacturer - OBM), sản xuất đồ nội thất có giá trị gia tăng cao với tính thẩm mỹ thiết kế sáng tạo và độc đáo. Điều này đòi hỏi sự cải tiến nhanh chóng của công nghiệp hỗ trợ cho ngành gỗ, đặc biệt là các loại phụ kiện như ngũ kim, đinh vít, ốc vít, ke, bản lề, khóa, tay nắm… Máy móc chế biến gỗ, công nghệ thông tin (phần cứng và mềm thiết kế), vật liệu, trang thiết bị, linh phụ kiện, sản phẩm dệt may và đồ da phục vụ đồ gỗ nội thất, sơn và chất xử lý bề mặt khác… cũng là những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quan trọng tại Malaysia.

Trong thực tế, các loạt vật liệu ngoài gỗ, nhất là keo gắn gỗ có thể đóng góp đến 30-35% giá trị sản phẩm của ngành chế biến gỗ nhân tạo. Để có thể làm chủ từ khâu thiết kế, việc kiểm soát tốt các sản phẩm phụ kiện này hết sức quan trọng, cho phép các công ty Malaysia tiếp tục phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt và giá vật tư cũng như các sản phẩm cơ khí, hóa chất… trên thị trường thế giới liên tục biến động.

Đối với sơn, một sản phẩm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ ngành gỗ, những cải tiến cũng hết sức quan trọng, nhất là khi nhu cầu của thế giới về các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường tăng lên. Ngành công nghiệp đồ gỗ chế biến của Malaysia đầu tư lớn cho những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển (R & D) để tạo ra các sản phẩm sơn thích ứng với thị trường tiêu dùng các sản phẩm xanh và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng… Để hoàn thiện chuỗi giá trị, Malaysia dự kiến thành lập một trung tâm nội thất tập trung, nơi tất cả các hoạt động liên quan đến ngành, bao gồm từ thiết kế và đào tạo,nghiên cứu và phát triển gỗ và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được đặt tại một địa điểm vì lợi ích của tất cả các doanh nghiệp trong ngành.

Indonesia: Sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp

Indonesia sản xuất 80% nguyên liệu mây thô toàn cầu với các nguồn cung lớn Kalimantan, Sulawesi và Sumatra. Ngoài ra, Indonesia là một trong 10 quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới với nguồn nguyên liệu gỗ rất lớn trong 120,6 triệu ha rừng, trong đó có 12,8 triệu ha rừng sản xuất.

cong nghiep ho tro nganh che bien go su quan tam cua malaysia va indonesia

Sản phẩm gỗ tếch và mây của Indonesia đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, nhưng chỉ đứng thứ tư trong ASEAN (sau Malaysia, Việt Nam và Philippines) về giá trị xuất khẩu mặc dù nguồn tài nguyên phong phú. Các thị trường truyền thống cho các sản phẩm đồ nội thất của Indonesia là Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đồ nội thấtđã bắt đầu thâm nhập vào các thị trường phi truyền thống như châu Phi,Trung Đông và Đông Âu...

Ngành công nghiệp đồ nội thấtIndonesia có sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau, ở nhiều phân đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị, từ nhà sản xuất nguyên liệu thô, nhà sản xuất bán thành phẩm, nhà sản xuất thành phẩm và nhà bán lẻ và xuất khẩu từ các công ty vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn…

Chính phủ Indonesia đang tìm cách tối ưu hóa tiềm năng của ngành nội thất gỗ và mây tre cói thông qua một số chính sách, bao gồm các chương trình từ sản xuất đến phát triển thị trường, trong đó có một nội dung quan trọng là công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ cũng đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo và các cơ sở nghiên cứu về chế biến gỗ và đồ nội thất tại Khu công nghiệp Kendal.

Gỗ biến đổi nhiệt (TMT) là một trong những điểm sáng tạo ra khả năng thích ứng cao cho sản phẩm gỗ của Indonesia khi xuất khẩu. Đây là dòng sản phẩm gỗ đã trải qua các phương pháp xử lý nhiệt khác nhau nhằm cải thiện khả năng chống thối rữa trong điều kiện ẩm ướt. Do hầu hết các loại gỗ cứng chủ yếu phù hợp cho sử dụng nội thất, sự phát triển của gỗ cứng TMT đang mở ra một loạt các ứng dụng ngoại thất mới ở Indonesia. Đầu tư cho các máy chế biến gỗ, trong đó có máy sản xuất TMT là một trong những đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành này tại Indonesia.

Một kinh nghiệm khác là làm chủ ngành sơn. Ngành công nghiệp sơn của Indonesia tăng trưởng ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và góp phần quan trọng cho sự ổn định của ngành gỗ nội nhất. Đây cũng là một trong số ít các ngành kinh doanh tại Indonesia có các công ty nội địa mạnh và tỷ lệ nội địa hóa cao, tới 75 - 80% thị phần. Nhà sản xuất sơn lớn nhất ở Indonesia là PT Propan Raya Industrial Chemicals Chemicals, công ty hàng đầu về sơn với thị phần 67% và là một trong những nhà sản xuất sơn gỗ lớn nhất ở Đông Nam Á…

Về phát triển thị trường, Bộ Công nghiệp Indonesia đã phát động chương trình EK Smart IKM để giúp quảng bá và tiếp thị các sản phẩm gỗ chế biến của nước này. Đây là một nỗ lực quảng cáo thông qua một thị trường trực tuyến. Đã có hơn 1.600 nhà sản xuất đồ nội thất tham gia E-Smart IKM và 20% trong số họ đã tăng doanh số từ nền tảng thị trường trực tuyến.

Đinh Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động