Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XIII |
Một trong những vấn đề được Đảng và Nhân dân quan tâm chính là công tác cán bộ cấp chiến lược của nhiệm kỳ mới. Đây là nhiệm vụ được Tổng Bí thư nhấn mạnh rất hệ trọng của Đảng, cần công tâm, khách quan, trong sáng nhưng cũng phải có con mắt tinh đời để không “nhìn gà hóa cuốc”, “thấy đỏ ngỡ là chín” nhưng cũng cần nhìn nhận thật rõ để không mất đi những cán bộ có tâm, có tầm.
Bước khởi đầu quan trọng
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIIIđược Tổng Bí thư khẳng định là bước khởi đầu quan trọng của quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ Khóa XIV. Đây cũng là tiền đề, cơ sở quan trọng để các ngành, địa phương tiến hành xây dựng quy hoạch của ngành, cấp mình “từ sớm, từ xa”, theo đúng tinh thần là phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ.
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương tám Khóa XIII |
Cán bộ cấp chiến lược bao gồm những người tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Họ cũng chính là những người trực tiếp tổ chức triển khai thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Với vị trí, vai trò, tầm quan trọng mang tính quyết định, sự gương mẫu của các cán bộ này về cả thực hiện chức trách, nhiệm vụ và đạo đức, lối sống có tầm ảnh hưởng chính trị lớn, có sức lan tỏa, truyền cảm hứng, động viên tinh thần sâu rộng trong toàn Đảng, bộ máy nhà nước và toàn xã hội.
Thực tiễn cho thấy, cán bộ ở cấp chiến lược mà vi phạm thì mức độ nguy hại càng lớn hơn, không chỉ bản thân người đó “mất” mà còn làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng cũng như làm “lung lay” niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng. Đánh giá về công tác cán bộ, Đảng ta đã từng tổng kết: có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau, “kể cả một số cán bộ cao cấp”.
Tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong 10 năm qua cho thấy, Đảng ta đã phát hiện, xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 36 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương); xử lý hình sự 37 cán bộ diện Trang ương quản lý.
Một trong số những nguyên nhân, hạn chế vướng mắc được chỉ ra là do công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp Trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Từ đó mới để “lọt lưới” những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không bảo đảm năng lực và uy tín dẫn đến sai phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, nhà nước.
Theo đó, Hội nghị Trung ương tám có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đúng như khẳng định của Tổng Bí thư, đó là bước khởi đầu, mở đầu cho những quy trình tiếp theo của công tác cán bộ nhiệm kỳ mới.
Với tinh thần phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Có như vậy, Đảng mới lựa chọn trúng những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ đức đủ tài để chèo lái con thuyền cách mạng của đất nước vững vàng tiến lên. Chọn được người tài mà trao chức cho xứng đáng cũng chính là kỳ vọng của người dân trong nhiệm kỳ Khóa XIV sắp tới của Trung ương cũng như của từng địa phương.
Tinh tường trong đánh giá, nhìn nhận
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Trung ương yêu cầu phải quán triệt và triển khai thực hiện thật tốt Kế hoạch số 17-KH/TW của Bộ Chính trị, xác định quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng của Đảng được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu theo đúng quy định; bảo đảm quy trình chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch.
Coi trọng chất lượng gắn với cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Cần bám sát quy hoạch để thực hiện, tránh quy hoạch “treo”, đặc biệt là cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi, nhất thiết phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, nhất là cán bộ dự kiến thay thế mình.
Quan trọng nhất là cần gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền và các biểu hiện tiêu cực khác. Nhiệm vụ này không chỉ ở cấp chiến lược và ngay ở địa phương cũng cần quan tâm để thực hiện bảo đảm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng "nhìn gà hóa cuốc", "thấy đỏ tưởng là chín" như Tổng Bí thư đã chỉ rõ.
Song hành với đó, Trung ương cần sớm chỉ đạo có những quy định cụ thể về định lượng, tiêu chuẩn để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung như tinh thần Kết luận số 14-KL/TW ngày 22.9.2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Nghị định 73/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung