Chủ tịch Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Đây là chủ đề của hội thảo khoa học cấp quốc gia, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức ngày 26/5, nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2021) và 80 năm Ngày Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2021).
Nhớ về một người cộng sản mẫu mực - đồng chí Phùng Chí Kiên
Đồng chí Phùng Chí Kiên, tên thật là Nguyễn Vĩ, sinh ngày 18/5/1901 trong một gia đình nông dân ở làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) - một quê hương giàu truyền thống cách mạng. Kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước, thương dân, chứng kiến khổ đau của đồng bào dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược, đồng chí Phùng Chí Kiên đã sớm hình thành trong mình hoài bão cứu nước, cứu dân.
Ban cán sự Đảng bộ Bộ Công Thương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện Đại hội. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; có giá trị định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Bộ Công Thương chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch Covid -19
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước đang diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ bùng phát trở lại nhất là sau dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5. Thực hiện Điện của Thường trực Ban Bí thư ngày 27 tháng 4 năm 2021; để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, ngày 05/5/2021 Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Công Thương: Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp
Quán triệt tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” và coi nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như các chương trình cải cách hành chính, trong đó có việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành.
Quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ mùa lũ – những điều cần lưu ý
Các hồ chứa vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (QTVHLH) khi phối hợp vận hành đón lũ và giảm lũ sẽ phát huy tác dụng cắt, giảm lũ cho hạ du.
Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy điện góp phần phòng chống thiên tai
Năm 2020 trên địa bàn cả nước có 429 công trình thủy điện đã được đưa vào vận hành khai thác (trong đó có 18 hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt, 158 hồ lớn, 253 hồ vừa và nhỏ), các hồ chứa thủy điện với tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên địa bàn cả nước đã góp phần quan trọng vào việc: (i) Cắt/giảm/làm chậm lũ cho hạ du góp phần vào việc làm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra; (ii) Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... trong mùa cạn góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực; trật tự, an toàn xã hội... khu vực hạ du hồ chứa. Có tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thuỷ điện trong hệ thống điện quốc gia 20.568 MW, chiếm tỷ trọng khoảng 37% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia.
Đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại góp phần hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Hoạt động xúc tiến thương mại, nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã đạt được các kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác xúc tiến thương mại của cả nước; thực hiện tốt việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả các thị trường truyền thống, các thị trường có tiềm năng và các thị trường đã ký hiệp định FTA.
Bài học kinh nghiệm từ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương
Ngày 23 tháng 3 năm 2018 Ban cán sự đảng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị với lộ trình phù hợp và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Những kết quả bước đầu sau 2 năm thực hiện Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ theo mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 23 tháng 3 năm 2018 Ban cán sự đảng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị với lộ trình phù hợp và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP.
Phát triển thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số
Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Những năm gần đây, “thương mại điện tử” TMĐT đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng đến sự phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam
Nghị quyết số 55 - NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là chủ trương lớn của Đảng nhằm định hướng dài hạn chiến lược an ninh năng lượng nói chung, sự phát triển bền vững, ổn định của ngành năng lượng Việt Nam nói riêng.
Kết quả tích cực của ngành năng lượng giai đoạn 2016 – 2020 tạo tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW
Giai đoạn 2016 – 2021, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có những bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia.
Tăng trưởng xuất khẩu, điểm sáng trong phát triển kinh tế năm 2020
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng và thặng dư thương mại đạt kỷ lục, đây chính là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Nhìn lại kết quả 01 năm thực hiện các giải pháp ổn định thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Trong năm 2020, thị trường hàng hóa trong nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhất là trong hai giai đoạn bùng phát của dịch bệnh tại Việt Nam vào tháng 3, 4 và cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Dịch bệnh đã khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, nhu cầu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, doanh thu bán hàng hóa giảm mạnh…
Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021
Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ 2015 - 2020, tình hình kinh tế - chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường. Trong khi xung đột thương mại giữa các nước lớn chưa lắng dịu thì thế giới lại phải đối phó với đại dịch Covid-19 đã bùng phát trên toàn cầu với tốc độ lây lan rất nhanh, diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử, tác động mạnh mẽ tới cục diện kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và khu vực.
Lực lượng quản lý thị trường - Sự thay đổi hiệu quả sau hơn hai năm tổ chức mô hình theo ngành dọc
Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) được thành lập từ năm 1957 với nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách QLTT, chống đầu cơ, tích trữ hàng hóa.
Đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại những tháng cuối năm, trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Theo số liệu thống kê, trong năm 2020, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện, xử lý hơn 83.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 241 tỷ đồng.
Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành mọi mặt trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới sâu sắc tư duy kinh tế, hoàn thiện và nâng tầm tư duy chính trị phù hợp với sự phát triển của thời đại, cải cách phương thức điều hành kinh tế và quản lý xã hội theo tinh thần nhà nước pháp quyền với mục tiêu đưa đất nước đi theo con đường phát triển sáng tạo và bền vững, lấy con người làm trung tâm, bảo vệ môi trường, đa dạng văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại.
Xây dựng thương hiệu quốc gia góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế
Trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, hàng hóa, thương hiệu quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng rộng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Có thể nói, thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối quan hệ rất chặt chẽ và mang tính tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao, và khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau hai năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW
Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm hơn và đạt được một số kết quả bước đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Những tín hiệu tích cực của ngành bán hàng đa cấp – Góc nhìn từ cơ quan quản lý
Kinh doanh đa cấp hay còn gọi là bán hàng đa cấp xuất phát từ cụm từ “Multi Level Marketing” trong tiếng Anh. Kinh doanh theo hình thức đa cấp được nhiều chuyên gia kinh tế, marketing và truyền thông đánh giá là phương pháp marketing thông minh, bởi nó giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống đại lý gắn kết, bán hàng hiệu quả.
Hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý bán hàng đa cấp hướng đến sự phát triển lành mạnh, ổn định
Hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX. Tại Việt Nam, hoạt động này xuất hiện từ năm 1998, bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, thị trường bán hàng đa cấp trải qua nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp lợi dụng một số đặc điểm của mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để trục lợi bất chính, lừa đảo người tham gia bán hàng đa cấp. Các văn bản pháp luật theo đó được điều chỉnh theo hướng ngày càng thắt chặt quản lý đối với loại hình kinh doanh này.
Bộ Công Thương quan tâm đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới
Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương
Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số
Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.