Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 10:40
Phát triển mỏ Sư Tử Trắng pha 2

Cửu Long JOC quyết tâm cho dòng khí đầu tiên vào quý IV/2021

Mỏ Sư Tử Trắng (STT) nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam, cách đất liền 190km thuộc Lô 15-1, được vận hành và khai thác bởi Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (CLJOC). Hiện tại, công tác phát triển mỏ STT pha 2 là nhiệm vụ trọng tâm, luôn được CLJOC ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy.
Cửu Long JOC quyết tâm cho dòng khí đầu tiên vào quý IV/2021

Mỏ STT là mỏ khí condensate được phát hiện vào năm 2003 với giếng khoan ST-1X. Các giếng khoan thẩm lượng ST-2X, -3X và -4X lần lượt được khoan và chương trình thẩm lượng kết thúc vào năm 2006. Trữ lượng tại chỗ mức 2P được cập nhật cho mỏ STT tổng cộng là 3.17 tỉ bộ khối khí và 435 triệu thùng dầu và condensate.

Tính chất vỉa chứa mỏ STT rất đa dạng phức tạp với độ thấm cao ở vùng đỉnh và thấp hơn ở vùng rìa cấu tạo. Tính chất vỉa suy giảm theo chiều sâu. Cấu trúc địa chất và địa tầng của mỏ rất phức tạp với nhiều đứt gãy, tính liên hệ của các tướng trầm tích sông rất thấp. Với các đặc tính vỉa chứa phức tạp này, CLJOC đã tiến hành thực hiện kế hoạch khai thác thử dài hạn (LTPTP) cho mỏ vào năm 2012 nhằm thu thập thêm thông tin về khả năng khai thác dài hạn của vỉa. Tổng cộng 4 giếng khai thác đã được khoan trong thời gian thực hiện LTPTP.

Lưu lượng khai thác trong giai đoạn thực hiện LTPTP của mỏ STT bị hạn chế tương đối bởi giới hạn xuất khí từ PVGAS. Giải pháp bơm ép khí khô xuống vỉa trong pha 1 đã giúp giải quyết vấn đề này, đồng thời nâng cao hệ số thu hồi condensate cho toàn vỉa. Pha 1 mỏ STT được đưa vào khai thác từ tháng 11-2016 với 2 giếng khai thác mới được khoan. Theo kế hoạch, 2 giếng khai thác hiện hữu sẽ được chuyển đổi sang thành giếng bơm ép khí khô. Khối lượng xây lắp trong pha 1 bao gồm một giàn nén khí và một giàn nhà ở. Tính đến cuối năm 2017, mỏ STT đã khai thác được tổng cộng 94 tỉ bộ khối khí và 17 triệu thùng condensate.

Dự án phát triển mỏ STT giai đoạn 2 sẽ xây dựng bổ sung thêm các giàn khai thác, giàn xử lý trung tâm và bơm ép để sản lượng khí khai thác đạt mức 1,5 tỉ m3/năm, dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2020 kéo dài đến sau 2035. Khí mỏ STT giai đoạn 2 sẽ không dẫn qua Bạch Hổ, mà được đưa thẳng về bờ qua Dự án đường ống Nam Côn Sơn 2 - Giai đoạn 2 với 117km đường ống ngoài biển, 39km đường ống trên bờ. Đây sẽ là nguồn khí chính cung cấp cho Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố 2 sẽ được xây mới (dự kiến khánh thành quý IV/2020) có công suất hằng năm là 300 nghìn tấn LPG, 170 nghìn tấn condensate và thêm 200 nghìn tấn Ethane dự kiến sẽ cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn.

Mặc dù công tác phát triển mỏ STT đã được tiến hành rất thành công tính đến thời điểm hiện tại với kết quả khả quan trong quá trình khai thác thử dài hạn cũng như trong quá trình bơm ép khí khô trong pha 1, công tác phát triển mỏ STT pha 2 vẫn tồn tại nhiều khó khăn.

Do đặc thù mỏ STT có nhiều khác biệt so với các mỏ khí khác tại Việt Nam, nhiều khó khăn trong pha 2 mỏ STT trong cả lĩnh vực kỹ thuật cũng như lĩnh vực thương mại, hợp đồng là chưa từng có tiền lệ. Với tinh thần vượt khó cao độ, CLJOC đã nỗ lực nghiên cứu, đề ra và thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển mỏ, trong đó tập trung vào các giải pháp phát triển mỏ STT theo nhiều giai đoạn như khai thác thử dài hạn, bơm ép khí pha 1, phát triển phần đỉnh ở pha 2 và tiếp tục thẩm lượng ra khu vực cánh nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế việc phát triển mở rộng ra khu vực cánh cấu tạo trong tương lai cũng như các giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với cấu tạo địa chất của mỏ.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, CLJOC cũng đã đề xuất gia hạn hợp đồng dầu khí thêm 2 năm cho toàn Lô 15.1 trên cơ sở giai đoạn thăm dò trong quá khứ của Lô 15.1 đã được gia hạn 2 năm so với hợp đồng dầu khí. Với đề xuất này, quyền khai thác dầu và condensate được gia hạn đến năm 2025 và quyền khai thác khí được gia hạn đến năm 2030. Cùng với đó là đề xuất gia hạn quyền khai thác condensate từ mỏ STT đến năm 2030. Thời gian thu hồi condensate đến kết thúc hợp đồng dầu khí hiện tại là tương đối ngắn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án cũng như hệ số thu hồi dầu cuối cùng của dự án do tác động của việc ngừng bơm ép khí xuống vỉa. CLJOC và PVEP tiếp tục tích cực phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác đàm phán các thỏa thuận liên quan đến phát triển STT pha 2.

Với các giải pháp đồng bộ trên, dự kiến pha 2 mỏ STT sẽ được đưa vào khai thác trong quý IV/2021, đồng bộ với thời điểm đường ống Nam Côn Sơn 2 đưa vào khai thác. Dự kiến khối lượng xây lắp cho pha 2 mỏ STT bao gồm xây lắp 1 giàn xử lý khí trung tâm (CGF) với 16 lỗ giếng với lưu lượng xuất khí trung bình dự kiến đạt 150 triệu bộ khối khí. Trong pha 2, CLJOC sẽ tiến hành phát triển phần đỉnh cấu tạo mỏ STT với ít nhất 8 giếng khoan khai thác, đồng thời khoan ít nhất 2 giếng khoan thẩm lượng, giúp đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển trong tương lai cho khu vực cánh của cấu tạo mỏ STT.

Dự kiến đến hết năm 2023, với việc phát triển pha 2 mỏ STT, sản lượng thu hồi từ mỏ sẽ đạt 52,4 triệu thùng condensate và 420 tỉ bộ khối khí, góp phần đáng kể vào kế hoạch sản lượng khai thác khí dài hạn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi các mỏ lớn khác đang có dấu hiệu suy giảm nhanh. Đồng thời, tiềm năng của mỏ STT là rất lớn, dự kiến có thể duy trì lưu lượng xuất khí trung bình tại 150 triệu bộ khối khí đến thời điểm dự kiến kết thúc hợp đồng dầu khí sau gia hạn năm 2030. Với tính chất quan trọng và cấp thiết của dự án, tập thể cán bộ, kỹ sư, người lao động CLJOC tiếp tục nỗ lực phấn đấu đưa dự án STT pha 2 về đích an toàn, hiệu quả đúng tiến độ trong quý IV/2021.

Phạm Sơn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?