Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?

Việc thực thi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc cộng với xung đột quân sự Nga - Ukraine đã ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
ASEAN có ưu thế quan trọng trong các chuỗi cung ứng

Do đó, có rất nhiều ý kiến đề xuất đa dạng hóa , nhằm gia tăng khả năng phục hồi của các nền kinh tế, trong đó có ASEAN.

2 yếu tố tiên quyết

10 quốc gia thành viên ASEAN có tổng GDP khoảng 3.000 tỷ USD. Với GDP bình quân đầu người là 4.500 USD, các nước thành viên ASEAN nói chung hiện có nguồn lao động ít tốn kém hơn nhiều so với Trung Quốc.

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất

Về tổng thể, hoạt động xuất khẩu của ASEAN từ năm 2016 đến năm 2020 ít nhiều tương xứng với Trung Quốc. Xuất khẩu của ASEAN tăng 21%, từ 1,15 nghìn tỷ USD lên 1,39 nghìn tỷ USD, trong khi của Trung Quốc tăng 23% từ 2,1 nghìn tỷ USD lên 2,59 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, từ góc độ của các chủ thể kinh tế coi ASEAN như một nguồn cung cấp thay thế cho Trung Quốc, cần phải xem xét 2 yếu tố.

Thứ nhất, phần lớn sự tăng trưởng trong thương mại ASEAN đến từ chính Trung Quốc. Xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc đã tăng 51% từ năm 2016 đến năm 2020, trong khi xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới tăng 16%. Trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng trưởng nhanh chóng gần đây của họ đã cho thấy tương lai kinh tế của ASEAN gắn liền với Trung Quốc.

Thứ hai, các nền kinh tế ASEAN đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 33% trong khi nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới tăng 13,8%. Sự hội nhập ngược vào Trung Quốc này làm giảm tầm quan trọng của ASEAN như một nguồn giảm thiểu rủi ro. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với thương mại với Trung Quốc sẽ nhanh chóng xâm nhập vào thương mại với ASEAN nếu các nhà sản xuất ở Đông Nam Á không còn có thể cung cấp các thành phần chính từ Trung Quốc.

Vai trò của EU, Nhật Bản và các nước khác

Phần lớn các cuộc thảo luận xung quanh sự phụ thuộc vào Trung Quốc có liên quan đến sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Nhưng xung đột ở Ukraine và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra đã mở rộng số lượng các quốc gia hiện đang đánh giá rủi ro đối với nguồn cung của họ do các sự kiện không lường trước được. Hơn nữa, thật sai lầm khi cho rằng chỉ Mỹ và Trung Quốc có lợi ích kinh tế trong ASEAN. Và, Nhật Bản từ lâu đã trở thành đối tác phát triển quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á. Thêm nữa, các quốc gia châu Âu có mối liên kết kinh tế sâu rộng và lâu dài với khu vực.

Nhìn dòng vốn FDI vào ASEAN trong 5 năm qua, Liên minh châu Âu (khi bao gồm cả Anh) đầu tư nhiều hơn một chút so với Mỹ, với mỗi nước chiếm khoảng 12% tổng dòng vốn FDI. Nhật Bản thêm 12% vốn đầu tư. Tổng hợp lại, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm thêm 6%. Trung Quốc chỉ chiếm 8% FDI trong 5 năm qua, mặc dù một bức tranh trung thực hơn sẽ nảy sinh nếu tổng số đầu tư của Hồng Kông (Trung Quốc) được gộp vào đại lục. Tổng số sau đó sẽ tăng lên 15%. Nhưng không phải tất cả FDI của Hồng Kông cuối cùng sẽ đến từ Trung Quốc. Con số 15% nên được coi là tối đa.

Rõ ràng, phần lớn vốn FDI vào ASEAN không đến từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể chưa mang lại nhiều kết quả, một phần vì các tập đoàn đa quốc gia của họ nổi tiếng độc lập với các chương trình nghị sự do chính phủ đặt ra. Trong khi đó, ở EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, mối liên hệ giữa khu vực doanh nghiệp và chính phủ ngày càng sâu rộng hơn. Ở những quốc gia này, các chính phủ có khả năng thực hiện một mức độ ảnh hưởng lớn hơn đối với các tác nhân kinh tế.

Một vấn đề nữa là đa dạng hóa chuỗi cung ứng rất tốn kém về đầu tư mới. Hơn nữa, một phần lý do của việc sản xuất tại Trung Quốc là để phục vụ thị trường trong nước bên cạnh thị trường nước ngoài. Cho đến gần đây, câu chuyện xung quanh sự tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc vẫn tích cực trong suy nghĩ của hầu hết mọi người. Một yếu tố quan trọng khác là tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng là từ các công ty Trung Quốc chứ không phải các công ty đa quốc gia.

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Các dòng vốn FDI này có thể được sử dụng nhanh đến mức nào để biến ASEAN thành một trung tâm sản xuất thực sự hội nhập theo chiều dọc và không phụ thuộc vào hội nhập ngược vào Trung Quốc? Liệu ASEAN có thể thực sự trở thành một nguồn đa dạng hóa rủi ro hiệu quả cho các nhà quản lý chuỗi cung ứng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc?

Các khoản đầu tư hiện tại không đủ. EU, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã đầu tư hơn 500 tỷ USD vào ASEAN trong 5 năm qua, trong đó chỉ có 150 tỷ USD dành cho lĩnh vực sản xuất. Ngoài hạn chế về vốn, một mức độ hạn chế nhất định về thể chế có thể đang kéo dài sự phụ thuộc vào ngành sản xuất của thế giới vào Trung Quốc. Quy mô và kỹ năng thực sự trong sản xuất, cũng như các chính sách trọng thương của Trung Quốc, cũng là những động lực chính trong việc giành thị phần. Những yếu tố này đã tạo ra cơ hội giá trị mà các nền kinh tế thị trường tìm cách khai thác.

Với lịch sử lâu dài về chính sách công nghiệp do nhà nước định hướng, Nhật Bản và EU có thể là những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc đa dạng hóa. Việc thông qua Luật An ninh kinh tế mới của Nhật Bản và chính sách Cổng toàn cầu của EU là những biểu hiện gần đây nhất của sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong chính sách công nghiệp.

Chính sách “Zero-Covid” đã gây ra phản ứng từ nhiều nhà nhập khẩu, đồng thời họ cũng đề xuất các điểm sản xuất thay thế để thách thức sự thống trị chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Và, với sự cân bằng trong các mối liên kết đầu tư và thương mại của ASEAN, việc hưởng lợi từ những tính toán này rất tích cực.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Lữ đoàn Ukraine tan tác; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine trưa 28/10.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tung

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tung 'chiêu bài cuối cùng', quyết giành chiến thắng tại New York

Vào ngày 27/10, ông Trump đã khởi động tuần cuối của chiến dịch ở Madison Square Garden tại New York nhằm gửi gắm thông điệp cuối cùng trước ngày bầu cử 5/11.
Tiết lộ

Tiết lộ 'mệnh lệnh cuối cùng' của cố Thủ lĩnh Hamas Sinwar trước cuộc không kích của Israel

Trước khi thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel tại Gaza vào giữa tháng 10, Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã để lại lời di huấn cuối cùng qua 3 trang viết.
Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Theo tạp chí phân tích U.S. News and World Report, Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024.
Bang của Mỹ điều tra hàng nghìn đơn đăng ký cử tri có dấu hiệu gian lận

Bang của Mỹ điều tra hàng nghìn đơn đăng ký cử tri có dấu hiệu gian lận

Giới chức Pennsylvania mới đây đã hoan nghênh những nhân viên bầu cử hạt Lancaster vì những phát hiện gian lận trong quá trình làm việc.

Tin cùng chuyên mục

4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

Các quốc gia thuộc thành viên ASEAN gồm: Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Liên bang Nga.
Mỹ, Israel, Qatar nối lại đàm phán ngừng bắn, Hamas sẵn sàng tham gia

Mỹ, Israel, Qatar nối lại đàm phán ngừng bắn, Hamas sẵn sàng tham gia

Ngày 27/10, cuộc đàm phán giữa Mỹ, Israel và Qatar đã chính thức bắt đầu tại Doha với hy vọng thỏa thuận ngừng bắn, trao đổi con tin giữa Israel và Hamas.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/10/2024: NATO và EU ‘sớm hay muộn’ cũng phải chấp nhận Ukraine; Kiev sẵn sàng lắng nghe

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/10/2024: NATO và EU ‘sớm hay muộn’ cũng phải chấp nhận Ukraine; Kiev sẵn sàng lắng nghe

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/10/2024: NATO và EU ‘sớm hay muộn’ cũng phải chấp nhận Ukraine; Kiev sẵn sàng lắng nghe.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 28/10.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/10: Tổng thống Putin ra

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/10: Tổng thống Putin ra 'tối hậu thư' với Ukraine, Nam Donetsk 'bùng nổ'

Tổng thống Putin ra 'tối hậu thư' với Ukraine; Nam Donetsk 'bùng nổ'; Ukraine cáo buộc Nga 'dối trá'... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 27/10.
Quân đội Nga đang tiến công nhanh trên mọi hướng

Quân đội Nga đang tiến công nhanh trên mọi hướng

Quân đội Nga ở mọi hướng mặt trận đều đang tiến về phía trước và hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhịp độ tấn công ngày càng tăng.
Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam dự kiến nâng tầm quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi.
Kiev không thể độc lập sử dụng vũ khí tầm xa; phương Tây dự đoán về ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine

Kiev không thể độc lập sử dụng vũ khí tầm xa; phương Tây dự đoán về ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine

Tổng thống Putin cho biết, Ukraine không thể độc lập sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa với sự hỗ trợ của NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/10/2024: Chiến sự dường như đang bước vào giai đoạn cuối; Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine 27/10/2024: Chiến sự dường như đang bước vào giai đoạn cuối; Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Chiến sự dường như đang bước vào giai đoạn cuối; Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán.
Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia đánh giá BRICS có ý nghĩa chiến lược với nước này, đồng thời nhận định vị trí địa lý của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 27/10.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10: Quân đội Ukraine đang

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10: Quân đội Ukraine đang 'hoảng loạn' tại Kursk; chiến sự Pokrovsk và Kurakhove ngày càng khốc liệt

Quân đội Ukraine đang hoảng loạn tại Kursk; chiến sự Pokrovsk và Kurakhove ngày càng khốc liệt... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 26/10.
Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga

Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga

Ukraine được cho đang yêu cầu Mỹ cho phép tấn công tàu chở dầu Nga. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa đồng ý do lo ngại giá dầu có thể tăng trước cuộc bầu cử.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản 'vây Ngụy, cứu Triệu' đổ vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản vây Ngụy, cứu Triệu đổ vỡ khi Ukraine đang thua trên khắp mặt trận miền Đông.
Kho vũ khí chiến lược của phương Tây đang cạn kiệt?

Kho vũ khí chiến lược của phương Tây đang cạn kiệt?

Sau khi xung đột Ukraine kết thúc, Nga sẽ đại diện cho một thế lực đáng gờm trên trường thế giới, vì kho vũ khí chiến lược của các nước phương Tây đã cạn kiệt.
Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Tờ Al Jazeera đưa tin, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã lên tiếng xác nhận việc Israel tấn công "các cơ sở quân sự và an ninh quan trọng".
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: NATO không can thiệp vào xung đột do thiếu nguồn lực; Nga nêu điều kiện đối thoại với phương Tây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 26/10.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/10:

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/10: 'Thành trì chiến lược' của Ukraine lâm nguy; 15 UAV Nga bị ‘hạ’

Nga 'vây bẫy tử thần', lính Kiev ở Selidove bị dồn tới đường cùng; ‘thành trì chiến lược’ Ukraine lâm nguy... là những tin nóng chiến s Nga-Ukraine tối 25/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động