Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đã đến lúc Việt Nam cần báo động về tài nguyên nước

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Nếu không có giải pháp gìn giữ nguồn tài nguyên sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

5 thách thức lớn đang đối mặt

Ông Trần Chí Trung - Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á – cho biết: Việt Nam đang đối mặt với 5 thách thức lớn về an ninh nguồn nước, đó là: Nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh; tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu; hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải; vấn đề bảo vệ nguồn sinh thủy; hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa tiết kiệm.

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước
Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Ảnh: H.L

Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á phân tích, Việt Nam hạn chế về quyền chủ động đối với nguồn nước, do có tới 63% tổng lượng nước mặt là ngoại sinh. Trong khi đó, những quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông đều có tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta.

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam. Dự kiến, lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 97% vào năm 2040.

Đáng chú ý, tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước của Việt Nam. Không còn là dự đoán, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng mặn xâm nhập diễn biến càng xấu hơn; hạn hán kéo dài hơn, mưa lũ khủng khiếp hơn... và những gì xảy ra ở cơn bão số 3 vừa qua là hệ quả nhìn thấy rõ nét nhất.

Giới chuyên gia cảnh báo, nếu Việt Nam không giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên thì nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia căng thẳng về tài nguyên nước.

Giải pháp để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Số liệu thống kê cho thấy, tổng lượng nước bình quân trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 8.610 m3/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh, Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước do tổng lượng nước bình quân trên đầu người chỉ đạt 3.280- 4.200m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm và mức bình quân toàn cầu 4.000 m3/người/năm.

Vấn đề an ninh và quản lý nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng, do vậy bảo vệ an ninh nguồn nước là trọng tâm để đạt những mục tiêu phát triển bền vững”, ông Trần Chí Trung nhấn mạnh; đồng thời cho biết thêm, ngày 23/6/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng thể: Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý...

Kết luận số 36-KL/TW cũng đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hiện nay Kết luận số 36-KL/TW đã được phổ biến quán triệt sâu rộng đến các cấp, ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW (Quyết định 1535 /QB-TTg). Một số bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW.

Theo đó, một số định hướng giải pháp góp phần thực hiện các nhóm nhiệm vụ quan trọng của Kết luận số 36-KL/TW được đề xuất là: Quy định phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; quản lý tài nguyên nước bằng công cụ kinh tế, như cơ chế khuyến khích khai thác đa mục tiêu công trình thủy lợi, thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước.

Bên cạnh đó, đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước; xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, nhất là ở vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị; áp dụng giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, giám sát sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên nước; ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành công trình khai thác nguồn nước; áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy.

Trên thế giới, khoảng 1/3 quốc gia đang bị thiếu nước, dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới, nhưng vì là quốc gia nằm về phía cuối của các con sông lớn, chảy qua địa phận nhiều nước nên có yếu tố bất lợi là lượng nước mặt phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngoại sinh.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an ninh nguồn nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội trẻ em: Kiến nghị cách chống thuốc lá điện tử

Quốc hội trẻ em: Kiến nghị cách chống thuốc lá điện tử

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần II năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước.
Bảo đảm an ninh công việc với lao động nữ tại các khu công nghiệp

Bảo đảm an ninh công việc với lao động nữ tại các khu công nghiệp

Cần có giải pháp đồng bộ bảo đảm an ninh công việc với đối tượng lao động nữ tại các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là an sinh xã hội.
Nhiều cơ sở tư thục tham gia đào tạo chuyên ngành Luật

Nhiều cơ sở tư thục tham gia đào tạo chuyên ngành Luật

Theo báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội về đào tạo luật, đến nay ngày càng nhiều các cơ sở đào tạo tư thục tham gia vào đào tạo luật.

Tin cùng chuyên mục

Lịch chi trả lương hưu tháng 10/2024

Lịch chi trả lương hưu tháng 10/2024

Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, lịch chi trả lương hưu tháng 10/2024 sẽ diễn ra từ ngày 2-10.
Tin gió mùa Đông Bắc mới nhất: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc trở lạnh

Tin gió mùa Đông Bắc mới nhất: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc trở lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa thông tin: Hiện nay 30/9, bộ phận không khí lạnh gió mùa Đông Bắc ở phía Bắc vẫn đang di chuyển xuống phía Nam
Sạt lở quốc lộ 2: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang mong nhận hỗ trợ từ trung ương

Sạt lở quốc lộ 2: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang mong nhận hỗ trợ từ trung ương

Bị sạt lở do mưa lũ, quốc lộ 2 đoạn đi qua địa phận huyện Bắc Quang (Hà Giang) đang bị tê liệt, hiện tỉnh Hà Giang mong nhận được sự hỗ trợ từ trung ương.
Bà Nguyễn Phương Hằng phát ngôn

Bà Nguyễn Phương Hằng phát ngôn 'gây sốc' về số tiền cực khủng hứa làm từ thiện

Ngoài việc bà Nguyễn Phương Hằng hỗ trợ thêm 10 tỷ đồng, CEO Đại Nam còn có phát ngôn 'gây sốc' với số tiền khủng từ việc rao bán nhẫn kim cương làm từ thiện.
Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại với sức khỏe cộng đồng

Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại với sức khỏe cộng đồng

Các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang trở thành mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Hà Giang: Cháy lớn kèm loạt tiếng nổ, nhiều người bất lực nhìn biển lửa giữa đêm

Hà Giang: Cháy lớn kèm loạt tiếng nổ, nhiều người bất lực nhìn biển lửa giữa đêm

Vụ cháy lớn tại chợ ở Hà Giang kèm loạt tiếng nổ trong đêm khiến nhiều người dân xung quanh bất lực nhìn biển lửa thiêu rụi nhiều tài sản.
Những chính sách mới về tài sản công; hành nghề công tác xã hội có hiệu lực vào tháng 10

Những chính sách mới về tài sản công; hành nghề công tác xã hội có hiệu lực vào tháng 10

Trong tháng 10, chính sách mới về quy định khai thác nhà, đất là tài sản công; quản lý tài sản công; quy định về hành nghề công tác xã hội... sẽ có hiệu lực.
Dự báo thời tiết tháng 10/2024 của 3 miền trên cả nước

Dự báo thời tiết tháng 10/2024 của 3 miền trên cả nước

Theo dự báo thời tiết tháng 10, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 1-2 cơn bão, tần suất các đợt không khí lạnh sẽ gia tăng.
Nhân sự Trung ương: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều động lãnh đạo Cục, Vụ

Nhân sự Trung ương: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều động lãnh đạo Cục, Vụ

Tuần qua (từ ngày 23-27/9), Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Ủy ban Chứng khoán nhà nước điều động, trao quyết định công tác cán bộ nhiều Vụ trưởng, Cục trưởng.
Hà Nội: Cháy xưởng may tại Hoài Đức lúc nửa đêm, lửa đỏ rực cả một vùng trời

Hà Nội: Cháy xưởng may tại Hoài Đức lúc nửa đêm, lửa đỏ rực cả một vùng trời

Vụ cháy lớn kèm theo nhiều tiếng nổ xảy ra tại Xí nghiệp may Minh Hà, thuộc xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội vào đêm 29/9 , lửa đỏ rực...
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 30/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn, vùng núi cao trở lạnh dưới 16 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 30/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn, vùng núi cao trở lạnh dưới 16 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 30/9/2024: khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to và rải rác có dông, cục bộ nơi mưa rất to trên 120mm với cường suất lớn.
Dự báo thời tiết biển ngày 30/9/2024: Đêm nay biển động rất mạnh do bão Krathon

Dự báo thời tiết biển ngày 30/9/2024: Đêm nay biển động rất mạnh do bão Krathon

Thời tiết biển ngày 30/9/2024, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh giật cấp 9; riêng phía Đông kinh tuyến 118.5 đêm nay cấp 8-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/9/2024: Hà Nội đón gió mùa Đông Bắc, ngày đầu tuần mưa rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/9/2024: Hà Nội đón gió mùa Đông Bắc, ngày đầu tuần mưa rất to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 30/9/2024, đón gió mùa, Hà Nội mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Bà Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào miền Bắc

Bà Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 10 tỷ đồng cho đồng bào miền Bắc

Ngày 29/9, bà Nguyễn Phương Hằng, đại diện Khu du lịch Đại Nam ủng hộ 10 tỷ đồng cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão số 3.
Nguyên nhân khiến bé trai 3 tháng tuổi ở Mái ấm Hoa Hồng tử vong

Nguyên nhân khiến bé trai 3 tháng tuổi ở Mái ấm Hoa Hồng tử vong

Chiều 29/9, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh thông tin, trong 2 trẻ từng ở Mái ấm Hoa Hồng, có một bé trai 3 tháng tuổi bị viêm phổi nặng đã tử vong.
Thời tiết tuần 30/9 - 6/10: Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 15 độ

Thời tiết tuần 30/9 - 6/10: Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 15 độ

Theo các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, do ảnh hưởng của không khí lạnh, tại Bắc Bộ nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.
Sẽ có cơ chế quản lý chặt hơn hoạt động quảng cáo sản phẩm của người nổi tiếng

Sẽ có cơ chế quản lý chặt hơn hoạt động quảng cáo sản phẩm của người nổi tiếng

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất một số quy định nhằm quản lý chặt hơn hoạt động quảng cáo sản phẩm của người nổi tiếng.
Năng lượng tích cực - tinh thần

Năng lượng tích cực - tinh thần 'nhiễu điều phủ lấy giá gương'

Thảm họa do bão (Yagi) gây ra, để lại những thiệt hại nặng nề về người và của, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa phương.
Dự báo thời tiết ngày mai 30/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, vùng núi Bắc Bộ trời rét, mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 30/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, vùng núi Bắc Bộ trời rét, mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 30/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, miền Bắc mưa dông lớn; Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to và dông, cục bộ nơi mưa trên 200mm.
Vụ cô giáo

Vụ cô giáo 'dỗi' vì không được mua laptop: Lạm thu nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự?

Cô giáo tại Trường tiểu học Chương Dương, đòi mua laptop cá nhân gây ra bức xúc trong dư luận, vậy luật quy định về quản lý và sử dụng quỹ lớp thế nào?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động