Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 17:00

Đã đến lúc Việt Nam cần báo động về tài nguyên nước

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Nếu không có giải pháp gìn giữ nguồn tài nguyên sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

5 thách thức lớn đang đối mặt

Ông Trần Chí Trung - Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á – cho biết: Việt Nam đang đối mặt với 5 thách thức lớn về an ninh nguồn nước, đó là: Nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh; tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu; hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải; vấn đề bảo vệ nguồn sinh thủy; hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa tiết kiệm.

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Ảnh: H.L

Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á phân tích, Việt Nam hạn chế về quyền chủ động đối với nguồn nước, do có tới 63% tổng lượng nước mặt là ngoại sinh. Trong khi đó, những quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông đều có tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta.

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam. Dự kiến, lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 97% vào năm 2040.

Đáng chú ý, tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước của Việt Nam. Không còn là dự đoán, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng mặn xâm nhập diễn biến càng xấu hơn; hạn hán kéo dài hơn, mưa lũ khủng khiếp hơn... và những gì xảy ra ở cơn bão số 3 vừa qua là hệ quả nhìn thấy rõ nét nhất.

Giới chuyên gia cảnh báo, nếu Việt Nam không giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên thì nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia căng thẳng về tài nguyên nước.

Giải pháp để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Số liệu thống kê cho thấy, tổng lượng nước bình quân trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 8.610 m3/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh, Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước do tổng lượng nước bình quân trên đầu người chỉ đạt 3.280- 4.200m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm và mức bình quân toàn cầu 4.000 m3/người/năm.

Vấn đề an ninh và quản lý nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng, do vậy bảo vệ an ninh nguồn nước là trọng tâm để đạt những mục tiêu phát triển bền vững”, ông Trần Chí Trung nhấn mạnh; đồng thời cho biết thêm, ngày 23/6/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng thể: Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý...

Kết luận số 36-KL/TW cũng đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hiện nay Kết luận số 36-KL/TW đã được phổ biến quán triệt sâu rộng đến các cấp, ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW (Quyết định 1535 /QB-TTg). Một số bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW.

Theo đó, một số định hướng giải pháp góp phần thực hiện các nhóm nhiệm vụ quan trọng của Kết luận số 36-KL/TW được đề xuất là: Quy định phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; quản lý tài nguyên nước bằng công cụ kinh tế, như cơ chế khuyến khích khai thác đa mục tiêu công trình thủy lợi, thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước.

Bên cạnh đó, đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước; xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, nhất là ở vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị; áp dụng giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, giám sát sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên nước; ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành công trình khai thác nguồn nước; áp dụng các giải pháp /chu-de/thue-bao-ve-moi-truong.topic, bảo vệ nguồn sinh thủy.

Trên thế giới, khoảng 1/3 quốc gia đang bị thiếu nước, dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới, nhưng vì là quốc gia nằm về phía cuối của các con sông lớn, chảy qua địa phận nhiều nước nên có yếu tố bất lợi là lượng nước mặt phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngoại sinh.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: an ninh nguồn nước

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Nhiều khách 'sập bẫy' khi đăng ký dịch vụ lưu trú, mua sắm trước thềm Festival hoa Đà Lạt

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Cảnh giác với “thủ đoạn mới” giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện