Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 02:02

Đà Nẵng: Chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động thương mại

Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại TP. Đà Nẵng thể hiện hiệu quả qua các phố thanh toán không dùng tiền mặt, bán hàng qua thương mại điện tử, dán tem QR.

Hàng loạt phố thanh toán không tiền mặt, hơn 7.000 tiểu thương có mã QR thanh toán

Thanh toán không dùng tiền mặt đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng TP. Đà Nẵng.

Đến hết năm 2023, các quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng đã hình thành hàng chục tuyến phố thanh toán không tiền mặt như: Phố du lịch An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn); tuyến đường Dũng Sĩ Thanh Khê, Hải Phòng (quận Thanh Khê); phố ăn vặt Nam Ô (quận Liên Chiểu),…. Riêng tại quận Hải Châu, hầu như mỗi phường đều có tuyến phố thanh toán không tiền mặt như phố: Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trứ, Lê Đình Dương, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng….

TP. Đà Nẵng đã hình thành hàng loạt các tuyến phố thanh toán không tiền mặt (Ảnh: Khách hàng thanh toán qua ứng dụng quét mã QR tại phố du lịch An Thượng)

Bà Trần Thị Thúy Hà – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hải Châu cho biết, 13/13 phường thuộc quận mỗi phường chọn ra 1 – 2 tuyến đường kinh doanh đa dạng các sản phẩm hàng Việt Nam để thực hiện mô hình “Tuyến phố thanh toán không tiền mặt”. Tại các tuyến phố, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sẽ đượ cung cấp, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, thiết bị để giao dịch thanh toán không tiền mặt, quận cũng sẽ tích cực vận động người dân đến giao dịch tại các tuyến phố này và sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.

Theo ông Trần Công Nguyên – Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, trong năm 2023, ngành Công Thương đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển đổi số trong thương mại, nhất là xúc tiến thanh toán không dùng tiền mặt. “Dù rằng còn nhiều việc phải làm, tuy nhiên, hiệu quả thấy rõ là nhận thức của người dân, doanh nghiệp về thanh toán không dùng tiền mặt đã thay đổi rõ nét, đưa hình thức thanh toán này dần trở thành thói quen”, ông Nguyên nói.

Hơn 7.000 tiểu thương tại nhiều chợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã có mã QR để khách hàng thanh toán quét mã

Không chỉ tại các phố chuyên doanh, các siêu thị, thanh toán không dùng tiền mặt cũng ngày càng phổ biến tại các chợ truyền thống Đà Nẵng.

Theo Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, đến hết năm 2023, tại 3/4 chợ loại 1 do Sở quản lý gồm chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa đã triển khai mô hình chợ 4.0 – thanh toán không dùng tiền mặt. Mô hình chợ 4.0 đang tiếp tục được nhân rộng ra 6 chợ khác trên địa bàn thành phố gồm: Chợ Đầu mối Hòa Cường, chợ Hòa Khánh, chợ Cẩm Lệ, chợ Túy Loan, chợ Bắc Mỹ An và chợ An Hải Bắc. Đến nay, đã có hơn 7.000 tiểu thương tại các chợ được trang bị mã QR với tổng số tiền giao dịch của tiểu thương trên 20 tỷ đồng; giao dịch thanh toán của khách hàng hơn 13 tỷ đồng. Riêng Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng hiện đang triển khai thực hiện hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (phương thức thanh toán điện tử) cho các khoản nghĩa vụ của hộ kinh doanh cố định tại các chợ trực thuộc (thông qua ví điện tử VNPTMoney và Zalo OA).

Không tham gia thương mại điện tử là tự từ chối khách hàng

Ngoài thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại còn thể hiện đậm nét ở việc gia tăng kinh doanh thương mại điện tử và minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ sản phẩm qua dán tem truy xuất nguồn gốc.

Để tận dụng hiệu quả lợi thế của thương mại điện tử, năm 2023, Sở Công Thương Đà Nẵng đã hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận khách hàng qua nhiều hoạt động cụ thể.

Livestream giới thiệu sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng trên nền tảng Tiktok tại phiên chợ thanh toán không tiền mặt

Nổi bật là đã tổ chức phiên chợ thanh toán không tiền mặt. Tại phiên chợ, các đơn vị tham gia đã triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử để phục vụ nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người mua; tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm của không gian tổ chức hoạt động livestream trên nền tảng Tiktok để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho các đơn vị tham gia và một số chương trình khuyến mại...; chương trình kết nối doanh nghiệp xuất khẩu với giải pháp thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngoài ra, tiếp tục vận hành hiệu quả Sàn thương mại điện tử Đà Nẵng (danangtrade.com.vn); phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về thương mại điện tử; thông tin chương trình hỗ trợ thương mại điện tử của Bộ Công Thương đến doanh nghiệp như “Gian hàng Việt trực tuyến”, chương trình kết nối thương mại điện tử, hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như: Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, Postmart.

Một hoạt động nổi bật khác trong ứng dụng chuyển đổi số vào thương mại Đà Nẵng là minh bạch hóa thông tin hàng hóa thông qua việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đến nay, Sở Công Thương Đà Nẵng đã hỗ trợ trợ hơn 25 đơn vị xây dựng Trang thông tin và in tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và 10 đơn vị tham gia gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee. Triển khai thực hiện dán tem QR code kiểm soát thực phẩm tại các chợ và một số doanh nghiệp cung ứng thực phẩm trên địa bàn thành phố năm 2023. Riêng trong năm 2023, đã có hơn 2,2 triệu sản phẩm hàng hóa, thực phẩm được triệu tem truy xuất nguồn gốc.

Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại là tất yếu đối với doanh nghiệp thương mại và tiểu thương

Chuyển đổi số là tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp, mà còn đối với các tiểu thương tại các chợ. Nếu không thực hiện chuyển đổi số, không thực hiện tiếp cận khách hàng qua môi trường trực tuyến thì doanh nghiệp, tiểu thương sẽ tự đẩy lùi mình, tự từ chối khách hàng”, bà Lê Thị Kim Phương – Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng nhận định và cho biết thêm, trong năm 2024, Sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi số ngành Công Thương. Đáng chú ý sẽ triển khai vận hành, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu bản đồ lưới điện trên nền GIS, đưa Bản đồ mua sắm trực tuyến TP. Đà Nẵng vào hoạt động.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’