Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đà Nẵng: Cô gái đưa xơ mướp xuất ngoại, thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Võ Thị Ngọc Thư (TP. Đà Nẵng) biến xơ mướp từ không giá trị trở thành sản phẩm được ''săn đón'' và mang về nguồn thu tiền tỉ mỗi năm.
Mang nho Ninh Thuận về trồng tại Đà Nẵng để phát triển du lịch trải nghiệm Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

Biến nguyên liệu vô giá trị thành tiền

Từng là giảng viên với mức lương ổn định, chị Võ Thị Ngọc Thư (sinh năm 1984, trú tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) quyết định chuyển qua khởi nghiệp với xơ mướp, góp phần bảo vệ môi trường.

Từ niềm đam mê sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, chị Thư đã kiếm được hàng tỉ đồng nhờ đưa xơ mướp xuất ngoại
Từ niềm đam mê sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, chị Thư đã kiếm được hàng tỉ đồng nhờ đưa xơ mướp xuất ngoại

Chị Thư cho biết: “Một lần đi siêu thị, tôi vô tình bị thu hút bởi những sản phẩm làm từ xơ mướp. Nhưng giá bán tại đây khá cao, lại còn được nhập từ nước ngoài. Trong khi đó, ở địa phương, xơ mướp và nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác lại thường bị bỏ phí. Nhận ra tiềm năng trong việc tạo ra các sản phẩm tự nhiên, thân thiện môi trường, tôi đã nảy ra ý tưởng làm đồ thu công từ xơ mướp”.

Mướp là loài cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh và có thể thích ứng với nhiều loại khí hậu khác nhau. Đồng thời đây cũng là nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Xơ mướp có đặc tính dai, nhanh khô, không ám mùi, mềm mại và ít gây xước da, rất thích hợp để sản xuất các sản phẩm như miếng rửa chén, bông tắm, đai tắm, túi, dép, đèn,...

Nghĩ là làm, chị Thư liền bắt tay vào tìm hiểu nguyên liệu xơ mướp và khảo sát thị trường. Mặc dù mô hình kinh doanh này đã được triển khai ở một số tỉnh thành Việt Nam, nhưng Đà Nẵng thì chưa có. Năm 2022, chị Thư quyết định dồn vốn đầu tư vào khởi nghiệp, lấy tên dự án là Mộc Xơ.

Chị bắt đầu hợp tác với nông dân tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) để trồng khoảng 0,5 ha mướp, với hai vụ mỗi năm. Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, chị gặp không ít khó khăn do giống mướp không đáp ứng yêu cầu để làm xơ. Để có được sản phẩm đạt chất lượng, chị Thư đã phải mất một số tiền lớn cho các thử nghiệm, tổng chi phí lên đến hơn 200 triệu đồng.

Để xơ mướp đạt tiêu chuẩn, quả mướp cần được thu hoạch sau 3,5 – 4 tháng, với yêu cầu phải to, thẳng, xơ dày, trắng và không bị mốc hay ong chích. Trong thời gian gieo trồng, chị luôn theo dõi, bám sát từng quy trình gieo trồng, đảm bảo cây mướp được tưới tiêu đầy đủ để đạt chất lượng xơ tốt nhất. Trung bình mỗi tháng, các vùng sản xuất cung cấp cho xưởng từ 3000 - 4000 quả mướp để gia công.

Quả mướp sau khi thu hoạch sẽ được đưa về ngâm nước cho mềm để loại bớt nhựa và bóc tách lớp vỏ. Sau đó chuyển sang bể ngâm để loại bỏ phần thịt, rồi mang đi giặt để loại bỏ nhớt và hạt. Tiếp đến phơi khô xơ mướp để tránh ẩm, mốc. Có được nguyên liệu, chị Thư đầu tư các loại máy chuyên dụng như máy may, máy ép, máy cắt xơ mướp để tạo ra sản phẩm.

Mỗi tháng xưởng sản xuất xơ mướp Mộc Xơ xuất hàng ngàn sản phẩm ra thị trường nước ngoài
Mỗi tháng xưởng sản xuất xơ mướp Mộc Xơ xuất hàng ngàn sản phẩm ra thị trường nước ngoài

“Với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm xanh, an toàn nên trong quá trình sản xuất tôi luôn làm theo phương pháp thủ công, không dùng chất tẩy trắng hoặc ngâm hóa chất” chị Thư khẳng định.

Hiện tại, cơ sở Mộc Xơ của chị Thư có hơn 20 dòng sản phẩm làm từ xơ mướp được chia thành 4 bộ, gồm: bộ sản phẩm nhà bếp, bộ sản phẩm nhà tắm, bộ sản phẩm thời trang và bộ sản phẩm trang trí nhà cửa.

Đưa xơ mướp xuất ngoại

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện sản phẩm xơ mướp của công ty chị Thư đã xuất hiện tại một số cửa hàng lưu niệm trên cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đặc biệt là Mỹ, Canada, Úc và một số nước Châu Âu. Trung bình mỗi tháng, cơ sở Mộc Xơ xuất khẩu hơn 5000 sản phẩm, doanh thu đạt hơn 100 triệu/tháng.

Theo chị Thư chia sẻ, thị trường nước ngoài, đặc biệt có tiêu chuẩn cao về môi trường nên rất ưa chuộng sản phẩm từ xơ mướp. Vì thế, chị mạnh dạn đầu tư để đưa xơ mướp xuất khẩu.

Để đảm bảo được nguồn hàng cung ứng chị Thư đã mở rộng vùng nguyên liệu mướp tại huyện Duy Xuyên, thu mua thêm ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và các tỉnh miền Bắc với tổng diện tích gần 10 ha.

Hiện, cơ sở sản xuất của chị Thư có 7 lao động, chủ yếu là người dân địa phương. Ngoài ra, chị còn hợp đồng với 10 hộ nông dân để trồng mướp lấy xơ và nhận bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh việc hướng đến giá trị kinh tế và tạo việc làm cho người nông dân, điều khiến chị Thư kiên trì với cây mướp chính là ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nó, một loài cây đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam.

Bên cạnh hướng đến giá trị kinh tế từ xơ mướp, chị Thư còn tạo việc làm cho nhiều người lao động địa phương
Bên cạnh hướng đến giá trị kinh tế từ xơ mướp, chị Thư còn tạo việc làm cho nhiều người lao động địa phương

Chị Thư luôn tâm niệm rằng mỗi sản phẩm xơ mướp được sử dụng sẽ thay thế một sản phẩm nhựa, từ đó góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, khó phân hủy ra môi trường. Để lan tỏa ý nghĩa bảo vệ môi trường, vào tháng 6 vừa qua, chị đã đưa dự án Xhaơ mướp Mộc Xơ tham gia cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024” do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Khê tổ chức và xuất sắc giành giải nhất. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm Mộc Xơ tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng Đà Nẵng.

“Trong thời gian tới, tôi dự định mở rộng nhà xưởng và đầu tư thêm máy móc để nâng cao năng suất sản xuất và tập trung phân phối tại các hội chợ OCOP, chợ Hàn, khu lưu niệm, siêu thị, các sàn thương mại điện tử,... để đưa sản phẩm xơ mướp Mộc Xơ tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Đà Nẵng” chị Thư chia sẻ.

Thy Phước
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.
Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động