Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi), ngành thủy sản Quảng Ninh đang đối mặt với thử thách lớn. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm cao, ngư dân và các cấp chính quyền đang nỗ lực vượt khó, từng bước khôi phục và phát triển sản xuất, hướng tới mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Theo kế hoạch, sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2024 dự kiến sẽ đạt và vượt mức 187.000 tấn. Con số này tưởng chừng như nằm ngoài tầm với sau khi cơn bão quét qua, gây thiệt hại lên tới hơn 43.000 tấn hải sản nuôi, trong đó có hơn 21.000 tấn thủy sản đang trong kỳ thu hoạch.

Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó. Các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại và đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ngư dân các vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản trên biển đã tập trung bảo vệ và phát triển những gì còn lại sau bão, đồng thời tích cực đầu tư, thả giống để xây dựng vụ nuôi mới.

Xã viên HTX NTTS Bính Quý (xã Liên Vị, TX Quảng Yên) kiểm tra một bè nuôi hàu mới đầu tư trước khi chính thức đưa vào sản xuất.
Xã viên HTX NTTS Bính Quý (xã Liên Vị, TX Quảng Yên) kiểm tra một bè nuôi hàu mới đầu tư trước khi chính thức đưa vào sản xuất. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Tại bến thuyền Tiền Phong (thị xã Quảng Yên), khung cảnh hối hả diễn ra khi các đội thợ khéo léo chằng buộc, kết nối tre tươi thành những chiếc bè nuôi hàu chắc chắn. Những chiếc bè này sẽ được giao cho Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Bính Quý (xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên) để đưa ra biển, phục vụ cho vụ nuôi mới. Mỗi ngày, hàng chục chiếc bè được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngư dân.

Trước đó, bão số 3 đã tàn phá hơn 80% diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển Quảng Yên. Tuy nhiên, với quyết tâm tái thiết, chính quyền thị xã đã có những động thái tích cực như giao mặt nước cho 420 hộ dân, khoanh nợ, giãn nợ cho gần 600 hộ và cho vay mới đối với gần 50 hộ. Những chủ hộ nuôi trồng thủy sản trên biển của Quảng Yên trên hết dựa vào sức mình, huy động nguồn lực từ gia đình, bạn bè, khẩn trương đóng mới bè mảng, mua giống, thả giống, đặt niềm tin vào vụ mùa mới.

Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Bính Quý là một trong những đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 100 tỷ đồng đầu tư hạ tầng nuôi và sản lượng hàu, hà đã đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, các thành viên hợp tác xã đã cùng nhau vượt qua khó khăn. Họ đã huy động vốn, công sức để đầu tư hơn 20 bè nuôi mới với trị giá đầu tư trên 5 tỷ đồng và ương dưỡng hàng vạn dây giống hàu. Dự kiến, trong vài ngày tới, những dây giống này sẽ được đưa ra biển, chính thức bắt đầu vụ nuôi mới.

Tính đến ngày 10/11, toàn thị xã Quảng Yên đã có gần 200 hộ nuôi trồng thủy sản thả giống mới, hoặc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thả giống mới.

Cùng với Quảng Yên, không khí sản xuất tại các vùng nuôi trồng thủy sản trên biển huyện Vân Đồn đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn hộ dân đang ngày đêm khẩn trương gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc và thả giống, thể hiện quyết tâm phục hồi ngành thủy sản địa phương.

Với vai trò là trọng điểm nuôi trồng thủy sản trên biển lớn nhất tỉnh, Vân Đồn đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ ngư dân. 100% các xã ven biển đã hoàn thành việc rà soát và giao mặt nước cho người dân nuôi trồng thủy sản, sớm hơn so với các địa phương khác. Tính đến ngày 8/10, huyện đã giao trên 7.700ha mặt nước cho gần 1.200 hộ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tái đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Tạo, một ngư dân ở xã Hạ Long, chia sẻ: "Cả chục ha nuôi hàu của gia đình tôi bị thiệt hại nặng do bão. Tuy nhiên, nhìn thấy bà con xung quanh đều tích cực khôi phục sản xuất, tôi và gia đình đã quyết tâm đầu tư lại. Chúng tôi đang gấp rút tìm thợ, mua sắm phương tiện và giống hàu để thả xuống biển, hy vọng sẽ có thu hoạch vào giữa năm sau".

Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, đến ngày 8/11, đã có gần 400 hộ nuôi trồng thủy sản hoàn thành việc khôi phục giàn bè và thả giống mới, trong đó có hơn 100 hợp tác xã và gần 300 hộ dân, với tổng diện tích nuôi thả mới là gần 1.000ha.

Mặc dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra, ngành nuôi trồng thủy sản trên biển Quảng Ninh đang cho thấy những tín hiệu phục hồi đầy khả quan. Theo đánh giá mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tái sản xuất nuôi trồng thủy sản từ tháng 10 đến nay đã tăng lên đáng kể.

Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, nhiều hộ dân đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, tiến hành thả giống tập trung với quy mô lớn. Điều này cho thấy tinh thần quyết tâm cao của người dân trong việc khôi phục sản xuất. Ngay cả ở những vùng ít bị ảnh hưởng, người dân cũng không ngừng nỗ lực bảo toàn và mở rộng quy mô nuôi trồng. Các địa phương ven biển đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sản xuất. Việc giao mặt nước biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi yên tâm đầu tư lâu dài, đồng thời giúp địa phương quản lý hiệu quả và phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền, các đơn vị chức năng và các mạnh thường quân cũng đã tích cực giúp đỡ người dân bị thiệt hại. Việc hỗ trợ về tiền, phương tiện, thiết bị sản xuất đã tiếp thêm sức mạnh cho ngư dân, giúp họ vững tin hơn vào tương lai.

Nguyễn Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nuôi trồng thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.
Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động