Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Để tránh trục lợi bảo hiểm xã hội, đại biểu Quốc hội đề nghị tích hợp 2 phương án được Chính phủ trình Quốc hội chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu? Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Sáng ngày 27/5, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Ảnh:quochoi.vn)

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động gồm:

Phương án 1: Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13). Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Cần đánh giá tác động của phương án

Góp ý liên quan đến nội dung trên, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - đoàn Bạc Liêu cơ bản nhất trí với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho đây là vấn đề khó, phức tạp và được nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người lao động quan tâm. Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, phương án 1 là phương án tối ưu nhất, tuy nhiên phương án 1 lại tạo ra lát cắt, chia thành 02 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực.

Mặc dù cho rằng đây là phương án tối ưu song đại biểu Trần Thị Hoa Ry nhận thấy vẫn cần bổ sung các đánh giá tác động cho kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động tăng mạnh, tình trạng sa thải, cắt giảm lao động diễn ra tại nhiều địa phương.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry góp ý tại hội trường (Ảnh:quochoi.vn)

Bên cạnh đó, trong tháng 4 vừa qua, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I năm 2024. Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng thêm. Do đó, việc cho rằng phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.

Đối với phương án 2, cần tiếp tục hoàn thiện, vì không nên quy định sau 12 tháng mới nghiên cứu, xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Bởi việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry đề xuất giảm thời gian xem xét xuống từ 03 đến 06 tháng để đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống trong điều kiện khó khăn.

Liên quan đến việc người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng quy định này là chưa rõ ràng và đề nghị đối với vấn đề này nên kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2, người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng. Phương án trên đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng. Người lao động chỉ trực tiếp đóng 8%, còn 14% là do người sử dụng lao động đóng. Phần 14% được xem là nguồn đóng để cho người lao động nhằm đảm bảo chế độ hưu trí và người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Phan Thái Bình tranh luận tại hội trường (Ảnh:quochoi.vn)

Phát biểu tranh luận về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Phan Thái Bình - đoàn Quảng Nam nêu rõ, 2 phương án Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương án này là thời điểm tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là trước hoặc sau khi luật có hiệu lực. Nếu đóng bảo hiểm trước ngày 01/7/2025 thì được hưởng bảo hiểm xã hội rút một lần, sau ngày này thì không được hưởng.

Đại biểu nhấn mạnh, nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu cấp thiết, hợp pháp và hợp lý của người lao động, không phụ thuộc vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau khi luật này có hiệu lực.

Do đó, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của hai phương án, đại biểu đề xuất tích hợp hai phương án trên theo đề nghị của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Từ đó, giải quyết được vấn đề trước mắt theo yêu cầu của người lao động. Về lâu dài sẽ giải quyết được vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần

Cũng đồng quan điểm với các ý kiến trên, trao đổi với phóng viên bên lề hành lang Quốc hội đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – đoàn Hải Dương phân tích, ở nhiều nước trên thế giới không có quy định rút bảo hiểm xã hội một lần, chúng ta đang mở rộng mạng lưới an sinh xã hội nếu cứ cho rút một lần thì cứ mở rộng được một người, một người rút thì sẽ rất khó.

Đại biểu Quốc hội: Đề xuất rút bảo hiểm xã hội 50% thay vì một lần
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội (Ảnh: Thu Hường)

"Ở Việt Nam chúng ta chưa làm được điều đó, vì thu nhập của người lao động còn đang thấp, với bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều trường hợp người lao động có thời điểm không có nguồn thu nhập, nguồn tiền nào để sinh sống, tiền bảo hiểm xã hội là tiền để dành, đến bước cuối cùng họ rút bảo hiểm xã hội là cực chẳng đã, nếu quy định cứng sẽ gây khó cho người lao động"- đại biểu Nga chia sẻ.

Theo đại biểu Nga, nếu cho rút như bây giờ sẽ dẫn đến trục lợi chính sách, vì người lao động đóng tiền bảo hiểm xã hội chỉ phải nộp 7%, 18% còn lại là do người sử dụng lao động đóng, nhưng khi được rút, người lao động rút cả 25%.

'Có những người chưa đến mức cấp bách phải rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, nhưng thấy có lợi, đặc biệt hiện nay chúng ta quy định số năm tham gia bảo hiểm bắt buộc ngắn (dự thảo quy định 15 năm), ví dụ có người tham gia bảo hiểm xã hội sớm họ đủ 15 năm họ rút, sau đó họ lại tham gia tiếp để đủ 15 năm. Như vậy, chúng ta sẽ bị trục lợi chính sách và không thể phát triển được hệ thống an sinh, theo đó sẽ phải quy định như thế nào?'- đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhấn mạnh.

Theo đại biểu Nga, 2 phương án đưa ra trong dự thảo luật, phương án nào cũng có ưu, nhược điểm, đề nghị kết hợp 2 phương án.

Theo đó, đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội rồi không có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần, trước khi luật này có hiệu lực thì được rút bình thường.

"Nhưng khi Luật này có hiệu lực thì cần quy định khống chế người lao động được rút không quá 50% số thời gian đã đóng"- đại biểu Nga đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng lưu ý về 2 phương án, dự thảo luật mới chỉ đưa ra được rút không quá 50% số thời gian đóng nhưng số phần trăm đóng đó khác nhau cơ bản về tiền. Ví dụ, anh A khi mới tham gia bảo hiểm lương thấp thì đóng ít, đến giai đoạn 10 năm sau anh A tham gia bảo hiểm số tiền đóng nhiều hơn. Luật quy định 50% số thời gian là số thời gian nào? Giai đoạn đầu, giai đoạn giữa hay giai đoạn cuối?

"Tôi đề xuất quy định cho giai đoạn đầu, người lao động mới tham gia số tiền đóng chưa nhiều thì để cho người lao động rút phần đó, 50% sau chúng ta vẫn bảo lưu để giữ cho người lao động vẫn còn được tham gia hệ thống an sinh xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động"- đại biểu Nga đề nghị.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới của Học viện Quốc phòng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới của Học viện Quốc phòng

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Quốc phòng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên bà con thôn Làng Nủ

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên bà con thôn Làng Nủ

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm hỏi, động viên bà con nhân dân thôn Làng Nủ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sáng 12/9, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Lễ khai giảng các lớp ĐH chính quy Khóa 44 (2024-2028) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Sáng ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sáng 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, mục đích xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất.
Sáng 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Luật phải tháo gỡ tối đa những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, mở rộng cơ chế huy động nguồn lực xã hội.
Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Ngày 11/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 960/QĐ-TTg của Thủ tướng xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều các sông ở Bắc Bộ.
Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam củng cố và không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Chiều 11/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ Công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cho 14 nhân sự.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B; mở rộng đầu tư các lĩnh vực, nhất là điện gió ngoài khơi.
Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 1 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Chiều 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã có cuộc gặp với cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp mưa lũ, bão, thiên tai.
Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chiều ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 942/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương.
Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Chiều 11/9, Trung Quốc xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng, khối lượng xả tối đa từ 250 m3/giây giảm xuống 200 m3/giây và lùi thời gian xả lũ từ 14h xuống 16h30.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến thăm Viện Khai thác mỏ, nay trực thuộc trường Đại học Nghiên cứu quốc gia về công nghệ Liên bang Nga (MISIS).
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, ổn định đời sống người dân.
Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục có mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị bị ngập nước sâu khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào khẳng định tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện...
Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Tính đến 12h trưa 11/9, mực nước sông Tích đã đạt mức 8,58m, vượt cảnh báo lũ mức độ 3 khiến nước lũ tràn qua bờ đê bao tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Hải Phòng cảnh báo nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông dâng cao, nhiều tuyến đường ngập sâu, ảnh hưởng lớn đến giao thông và cuộc sống của người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động