Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đắk Nông: Công nghiệp và thương mại năm 2022 tăng trưởng khá

Trong năm 2022, lĩnh vực công nghiệp và thương mại tỉnh Đắk Nông tăng trưởng ấn tượng, đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của địa phương.
Đắk Nông: Hình thành vùng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đặc sản Đắk Nông: Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 1,2 tỷ USD

GRDP vượt kế hoạch, công nghiệp và thương mại tăng trưởng ổn định

Tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Đắk Nông đã công bố Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông năm 2022 và Kế hoạch năm 2023.

Đắk Nông: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1.170 triệu USD

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành vượt và đạt 11/11 nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Các lĩnh vực cơ bản giữ được nhịp độ tăng trưởng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh hoạt động ổn định trở lại, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, văn hoá sôi động hơn, tạo cú hích cho phục hồi kinh tế nội tỉnh.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Đắk Nông năm 2022 ước đạt 7,59%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 59,61 triệu đồng. Cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển dịch: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 38,49%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 20,08%; khu vực dịch vụ chiếm 37,18%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,25%.

Công nghiệp của tỉnh thời gian qua có bước phát triển và tăng trưởng khá, đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 11% so với năm 2021. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Bước đầu đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng về công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ và năng lượng; công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh sản xuất ổn định và ước tăng trưởng so với thực hiện năm 2021 như: Đá xây dựng các loại đạt 1.150 nghìn m2 tăng 3,6% so với thực hiện năm 2021, cồn công nghiệp ước đạt 14.500 tấn, tăng 2,3%, cà phê bột ước đạt 1.890 tấn, tăng 11,2%, ván MDF ước đạt 52.000m2, tăng 2,8%, Tinh bột sắn ước đạt 30.000 tấn, tăng 12%, điện thương phẩm ước đạt 812 tr.Kwh, tăng 10,8%, điện sản xuất ước đạt 2.550 tr.kwh, tăng 24,4%, alumin ước đạt 720 nghìn tấn (bằng thực hiện năm 2021).

Về hoạt động thương mại, tình hình thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân; lượng hàng hoá phục vụ các ngày lễ, Tết phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và đảm bảo chất lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 19.312 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,25% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Đắk Nông trong năm 2022 ước đạt 1.170 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu trong năm dự kiến đạt 330 triệu USD, giảm 36% so với thực hiện năm 2021.

Ngoài ra, về hoạt động du lịch, tổng lượt khách du lịch đến Đắk Nông ước thực hiện cả năm 2022 đạt 480.000 lượt, tăng 280,6% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ghi dấu ấn khi tăng 257,1% so với cùng kỳ, đạt 2.500 lượt.

Đắk Nông: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1.170 triệu USD
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Nông chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ảnh: TKV

Nhiệm vụ của ngành Công Thương trong năm 2023

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, UBND tỉnh đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tỉnh Đắk Nông sẽ tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và ưu tiên các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của tỉnh. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, nhất là công nghiệp luyện nhôm, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Thực hiện tốt quy hoạch và tổ chức sản xuất phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư dự án, đặc biệt là kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, có đóng góp lớn đối với tăng trưởng và có sự lan tỏa đối với sự phát triển của tỉnh. Triển khai có hiệu quả các giải pháp thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; có cơ chế, chính sách thu hút hiệu quả, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất và kinh doanh.

Về lĩnh vực thương mại, tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, để kịp thời điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường; Thường xuyên cập nhật cung cấp thông tin về tình hình thị trường thương mại trong nước, xuất - nhập khẩu để các doanh nghiệp nắm tình hình, có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Kịp thời hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ, trang thiết bị tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường; thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu có giá trị gia tăng cao sản xuất tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý thị trưởng, xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗ trợ thương mại, tiếp tục quảng bá và thực hiện chính sách đưa hàng về nông thôn, thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và xúc tiến thương mại. Phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo, hoàn thiện hạ tầng pháp lý để khai thác có hiệu quả hơn xu hướng số hóa với sự phát triển của phương thức thanh toán điện tử và các công cụ thanh toán mới, không dùng tiền mặt. Thúc đẩy thương mại điện tử là một trong những biện pháp giảm chi phí, giá thành hàng hóa.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ của HEF 2024.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Đồng Nai: Tích cực tìm hướng chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh

Đồng Nai: Tích cực tìm hướng chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh

Đồng Nai đã ký hợp tác với thành phố Kobe (Nhật Bản) nhằm trao đổi kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh.
Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ công tác triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thu hút những dự án công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong hội nghị xúc tiến đầu tư và thu hút đầu năm 2024 sắp tới.
Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục thành lập Khu công nghiệp Tân Phước 1, đưa Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 hoạt động cuối năm nay.
Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá

Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá '3 không'

Chạy đua với thời gian đến ngày 30/9/2024 hoàn thành xóa tất cả tàu cá '3 không', tỉnh Quảng Nam đến từng nhà ngư dân để hướng dẫn đăng ký, cấp phép tàu cá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động