Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao? Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn |
Nhiều quy định quan trọng sắp được áp dụng
EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – EU đã tăng lên đáng kể.
Đánh giá về thương mai hai chiều Việt Nam - EU, đến nay, Bộ Công Thương cho biết đã đạt kết quả rất tích cực. Riêng trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước EVFTA đạt 15,4 tỷ USD, giảm 8,6% so với năm 2021.
Da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực sang EU |
Kim ngạch xuất khẩu sang EU theo mẫu C/O theo EVFTA (mẫu EUR.1) đạt 12,1 tỷ USD, chiếm 25,9% xuất khẩu chung sang EU, tăng 49,4% so với năm 2021.
10 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng của tình hình khó khăn chung, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%. Dự báo thời gian tới, khi vào mùa mua sắm cuối năm, nhu cầu của thị trường EU tăng lên, xuất khẩu hàng Việt vào thị trường sẽ có sự chuyển biến.
EU hiện là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 3 của Việt Nam. Do đó, các chính sách liên quan đến nhập khẩu của EU đều ít nhiều tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thách thức lớn đối với một số ngành hàng xuất khẩu nhưng đồng thời cũng là động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi xanh, hướng tới tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Tuy nhiên, EU đang đặt ra rất nhiều thách thức với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt là việc thực hiện Thoả thuận xanh châu âu.
Trao đổi với phóng viên Vuasanca , bà Nguyễn Hoàng Thuý - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu chia sẻ, Thỏa thuận xanh châu Âu là một kế hoạch toàn diện để đạt được sự trung lập về khí hậu. Đó cũng là một chiến lược để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, sẽ có những yêu cầu mới về tính bền vững đòi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất. Chiến lược này cũng sẽ cung cấp những khả năng mới cho hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài EU.
Một số chính sách/chiến lược có thể nhìn thấy ngay việc ảnh hưởng đến xuất khẩu sang EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork), Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn, hay là Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030.
"Tháng 12/2022, EU thông báo thực hiện CBAM. EU sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu được nhập khẩu vào thị trường này, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất ở nước sở tại. Theo đó, CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ gây ô nhiễm cao như xi măng, thép, phân bón, nhôm, điện và hydro, là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của châu Âu. Cơ chế sẽ được giới thiệu dần dần cho đến cuối năm 2025 và sau đó sẽ được áp dụng đầy đủ vào năm 2026” – bà Thuý thông tin.
Thông tin tại Hội thảo “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” diễn ra mới đây, ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ - Bộ Công Thương cho biết, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ít nhiều tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Việc ban hành CBAM hiểu một cách đơn giản nhất là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
Theo ông Đỗ Hữu Hưng, tác động của CBAM đến sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là điều chắc chắn, trước tiên là mặt hàng thép và xi măng do suất phát thải lớn. Tác động của CBAM đối với sản lượng xuất khẩu phụ thuộc vào một số yếu tố như độ co giãn của cầu hàng hóa, sự sẵn có của hàng hóa thay thế và mức độ mà doanh nghiệp sản xuất có thể chuyển chi phí thuế sang người tiêu dùng.
Đáng nói là, hiện tại chưa thể đánh giá việc EU có mở rộng nhóm mặt hàng áp dụng cơ chế CBAM hay không và có thể nhiều quốc gia tiếp cận theo hướng này và mở rộng sang nhiều mặt hàng khác. Do đó cơ chế điều chỉnh carbon cũng là xu hướng mà các doanh nghiệp cần tính đến từ đầu ngay trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược sản xuất.
Quan trọng là vậy, tuy nhiên, một khảo sát nhanh do VCCI thực hiện vào tháng 8/2023 cho thấy có tới 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới Thỏa thuận xanh hoặc các chính sách xanh nổi bật của EU liên quan tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về Thỏa thuận xanh EU chỉ ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với các nhóm tham gia khảo sát khác (8-12%).
Doanh nghiệp chuẩn bị cho “cuộc chơi” mới
Để tiếp tục tận dụng hiệu quả EVFTA thời gian tới, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình này.
Đơn cử, thời gian qua, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, đến nay ngành dệt may lại là một trong những ngành đang gặp những khó khăn nhất định trước những tiêu chuẩn xanh mà thị trường này đang đặt ra.
Ông Vương Đức Anh - Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường EU đã luật hóa tất cả những quy định liên quan đến phát triển bền vững và họ có xu hướng yêu cầu những quy định liên quan đến phát triển bền vững không phải ở góc độ mang tính tự nguyện mà là yêu cầu bắt buộc.
“Tập đoàn đang chủ động khâu đào tạo nhân sự cho chiến lược phát triển bền vững này để thay đổi nhận thức về tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất thử nghiệm đối với mặt hàng phát triển bền vững thực sự sẽ rất tốn kém, tốn nhiều chi phí và đang là mục tiêu nằm trong chiến lược trung và dài hạn” – ông Vương Đức Anh chia sẻ.
Đối với ngành lúa gạo, hiện nay, CBAM chưa áp dụng đối với ngành hàng này, song ông Nguyễn Duy Thuận – Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, Lộc Trời đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai khi phối hợp với người nông dân xây dựng chuỗi liên kết bền vững, hướng tới sản xuất giảm phát thải để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Nguyễn Hoàng Thuý khuyến cáo, để chuẩn bị cho các tác động của Thỏa thuận xanh châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật thông tin về những diễn biến mới nhất và bất kỳ quy định, chính sách, chiến lược hay kế hoạch mới nào nhằm thực hiện thỏa thuận này. Bên cạnh đó đánh giá tác động tiềm năng của thỏa thuận đối với hoạt động và xuất khẩu của doanh nghiệp, đồng thời xác định bất kỳ lĩnh vực nào có thể cần được cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững mới.
Thêm nữa, cân nhắc áp dụng các biện pháp bền vững và thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn như giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng vật liệu tái chế. Ví dụ, đối với Cơ chế điều chỉnh carbon, thay vì mua chứng chỉ carbon của EU, các doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện các bước để giảm khí thải carbon trong quá trình sản xuất;
Ngoài ra, ần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới đáp ứng các tiêu ccn bền vững do Thỏa thuận xanh châu Âu đặt ra.